Rong kinh sau sinh anh hưởng như thế nào?

Bình thường, phụ nữ tới chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 3 – 7 ngày nhưng sau khi sinh nở, lượng hormone sinh dục thay đổi dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt cũng thay đổi theo. Tình trạng rong kinh sau sinh mổ được định nghĩa theo chu chu kỳ kinh nguyệt là chu kỳ kinh kéo dài bất thường từ trên 7 ngày. Rong kinh là một rối loạn rất hay gặp ở những mẹ sau sinh.

Nguyên gây nhân rong kinh sau sinh là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt của chị em được điều hòa bởi 2 hormone sinh dục là estrogen và progesterone. Sau khi có thai, do sự mất cân bằng của estrogen và progesterone làm lớp niêm mạc ở tử cung và các mạch máu tăng sinh quá mức, khi hành kinh sẽ xuất hiện lượng máu kinh nhiều và kéo dài ngày hơn, gây ra tình trạng rong kinh sau sinh sinh.

Các nguyên nhân có thể là:

  • Nguyên nhân chính gây rong kinh sau sinh là do mất cân bằng hormone sinh dục.
  • Do hoạt động trở lại của buồng trứng: Buồng trứng sẽ tạm ngưng hoạt động khi mang thai. Sau sinh, buồn trứng sẽ tái hoạt động trở lại làm chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại và gặp rối loạn trong giai đoạn đầu đến tình trạng rong kinh sau sinh.
  • Do các bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ Sau sinh, các chị em nếu không vệ sinh đúng cách sẽ bị các vi khuẩn, nấm… gây nên tình trạng viêm nhiễm phụ khoa làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây rong kinh.
  • Thuốc tránh thai: Việc lạm dụng thuốc tránh thai gây rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt từ đó dẫn đến tình trạng rong kinh sau sinh

Dấu hiệu bất thường của hiện tượng rong kinh.

Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt kéo dài từ 2 chu kỳ hành kinh liên tiếp có thể là dấu hiệu của tình trạng rong kinh

Một số dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng rong kinh sau sinh:

  • Số ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày
  • Lượng máu kinh nguyệt ra nhiều ra liên tục, lượng máu lớn hơn 80ml trong một chu kỳ kinh (bình thường khoảng 50 – 80 ml). Máu kinh xuất hiện hiện tượng vón thành từng cục lớn
  • Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kéo dài từ 2 chu kỳ hành kinh liên tiếp
  • Cơ thể xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp,…

Rong kinh sau mổ rất nguy hiểm như thế nào?

Có thể phòng ngừa trầm cảm sau sinh? (Phần 1)
Rong kinh sau mổ dễ dẫn đến bệnh trầm cảm sau sinh

Dù ở mức độ nào thì tình trạng rong kinh sau sinh cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ sau sinh. Sau khi cơ thể người phụ nữ trải qua quá trình sinh nở, cơ thể mất nhiều máu nay mất thêm một lượng máu khá lớn dễ dẫn đến tình trạng bị thiếu máu, từ đó xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như: hoa mắt, chóng mặt thậm chí gây ngất xỉu.

Do vùng kín ra nhiều máu và kéo dài là môi trường rất thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm phụ khoa trầm trọng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của mẹ về sau.

Năng hơn, rong kinh sau sinh mổ có thể làm cho mẹ bị trầm cảm sau sinh, sau sinh vô cùng khó chịu, lúc nào cũng trong tình trạng tâm lý căng thẳng, chán nản.

5. Điều trị rong kinh sau sinh

Rong kinh do mất bị cân bằng các hormone sinh dục thì mẹ không cần điều trị vì nó có thể tự khỏi sau một thời gian.

Ngoài ra gặp những trường hợp nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe, chị em cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp .

Ngoài ra, chị em nên áp dụng các biện pháp sau để hạn chế tình trạng rong kinh gây ra :

  • Hằng ngày phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Không được thụt rửa vào sâu vào trong âm đạo, nếu bị rong kinh thường xuyên thay băng vệ sinh để vùng kín khô ráo, sạch sẽ, không bị ẩm ướt
  • Tâm lý luôn thoải mái, tránh stress sau sinh
  • Chia sẻ những khó khăn với gia đình, đặc biệt là người chồng để cùng nhau giải quyết những khó khăn trong giai đoạn hậu sản;
  • Không được sinh hoạt vợ chồng: Sau sinh, niêm mạc tử cung vốn đã bị tổn thương dễ gây tình trạng rong kinh. Do đó, nên hạn chế quan hệ tình dục sau sinh
  • Dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ: Bổ sung đầy đủ dinh dưởng như sắt, vitamin B6… từ thực phẩm giúp hạn chế tình trạng thiếu màu

Leave a Reply

Or