Tuần lễ đầu tiên sau khi sinh (P.2): 3 ngày tiếp theo

Những bỡ ngỡ, những thắc mắc, những biểu hiện của mẹ và bé sau khi sinh 1 tuần dành cho những người mẹ mới sinh con lần đầu, những mẹ đang mang thai cho con bú mẹ và các thành viên trong gia đình để chăm sóc mẹ và bé…

>>>Tuần lễ đầu tiên sau khi sinh (P.1): 3 ngày đầu tiên

72 giờ tiếp theo – ngày thứ 3-4
Ngực mẹ: bầu ngực của mẹ có thể căng kỷ lục trong những ngày này, có mẹ còn bị cương sữa. Nếu bé không bú nhiều, mẹ có thể bị áp-xe vú rất đau nhức. Nếu ngực mẹ bị tức sữa, nổi cục, thì hãy chườm khăn ấm cho dễ chịu.

Sữa mẹ: sữa mẹ đã trở nên lỏng hơn và trắng hơn, nhiều hơn, thường được gọi là “sữa về”. Do con bú kích thích quá trình tiết sữa, khiến sữa mẹ sản suất nhiều hơn.

Thiên thần của mẹ: bé sẽ tiếp tục ngủ ít hơn và đòi ăn thường xuyên hơn. Bé sẽ cần 6-12 lượt bú trong vòng 24 giờ. Lực bú của bé mạnh hơn, mẹ đã có thể nghe tiếng bé mút chùn chụt và nuốt ực. Mẹ hãy cho bé bú trọn một bên vú, rồi hãy chuyển sang vú còn lại để bé tận dụng được nguồn dinh dưỡng quý ở dòng sữa.

Núm vú mẹ: Cơn nhức ngực bắt đầu giảm dần. Nếu núm vú vẫn đau suốt thời gian mẹ cho bé bú thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để chắc chắn không có điều gì bất ổn.

Sản dịch: Lúc này sản dịch vẫn ra nhiều. Sản dịch sẽ tiếp tục được thải ra ngoài trong vòng 15 ngày đến 1 tháng. Mẹ cần vệ sinh vết mổ, vệ sinh vết khâu và chỗ kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Mẹ nên lau khô thân thể trước khi mặc đồ.

Chuyện đi ngoài của bé: Bé sẽ làm ướt khoảng 4-6 chiếc bỉm trong 24 giờ này, phân của bé có màu vàng nhạt như mù tạt, lỏng và có nhiều cục màu vàng nhỏ, được gọi là “hoa cà hoa cải”. Khi vệ sinh cho bé, mẹ nên dùng nước ấm, khăn mềm để tránh làm tổn thương đến bé, nhất là bé gái; và để đảm bảo bé sạch sẽ. Khăn ướt không nên dùng cho trẻ sơ sinh, hoặc nếu có dùng thì mẹ cũng nên vò qua nước ấm. Thỉnh thoảng, mẹ bỏ bỉm để bé thoải mái và mông con thoáng mát, đỡ hăm. Nếu bé bị hăm, mẹ nên rửa sạch mông, lau khổ, bôi thuốc trị hăm chuyên dụng cho bé để con đỡ khó chịu nhé!

1-tuần-sau-sinh-5-300x206

Hình ảnh cho thấy các mức độ hăm tã của bé (Ảnh: Internet)

Rốn bé: Hôm nay, mẹ đã thấy rốn bé khô nhiều hơn. Khi tắm cho bé, mẹ đừng để nước vào rốn bé nha. Tắm xong, mẹ lấy nước muối sinh lý, dung dịch sát trùng để vệ sinh rốn cho bé.

Mẹ hãy nhớ: Mỗi lần cho con bú thường trải qua ba giai đoạn:
– Giai đoạn đầu tiên: Kéo dài một vài giây đầu để bé có thể ngậm núm vú mẹ và mút thoải mái.
– Giai đoạn thứ hai: Bé se mút sâu, mạnh mẽ, khoảng dừng ngắn ngủi. Mẹ có thể nghe được tiếng bé mút và nuốt.
– Giai đoạn thứ ba: Bé sẽ có đôi lúc tạm ngưng việc bú, sau đó bé mút chậm lại, và cuối cùng bé ngừng bú và buông vú mẹ.

Ngày thứ 4-6 sau khi sinh
Vú mẹ: Hai bầu sữa mẹ sẽ căng hơn sau khi mẹ ăn. Thậm chí, sữa sẽ chảy ướt áo mẹ. Trước khi cho bé bú, mẹ hãy nặn bớt một chút sữa đầu (thường lạnh và ít dinh dưỡng) và lau chườm bằng khăn ấm. Trước khi cho bé bú, mẹ nên uống một ly sữa nóng để sữa về nhanh.

Sữa mẹ: sẽ có máu trắng trong và tiết sữa đều, bé bú đủ hoặc dư.

Sản dịch: Nếu mẹ thấy sản dịch ra đều, nghĩa là mẹ đang phục hồi tốt và đẩy hết chát dơ ra ngoài. Sản dịch ban đầu có màu đỏ tươi sau dần chuyển sang màu hồng hoặc nâu và đến ngày thứ mười thì chúng có màu vàng trắng, lượng sản dịch sẽ ít dần và hết hẳn trong khoảng ba bốn tuần tiếp theo.

Thiên thần của mẹ: bé cần bú ít nhất 6 lần trong vòng 24 giờ. Thời gian cách các bữa ăn sẽ ổn định hơn (2 tiếng-3 tiếng đồng hồ). Thời gian ngủ của bé có thể sẽ bị đảo lộn: thức đêm ngủ ngày. Bé đôi khi sẽ cảm thấy khó chịu và muốn được bồng bế, vỗ về. Nếu cho rằng việc ôm ấp bé lúc này sẽ làm hư bé là hoàn toàn sai, sự thật là bé phải từ bỏ cái ổ ấm áp, yên tĩnh trong bụng mẹ để đến với một thế giới ồn ào, lạnh và có ánh sáng khắc nghiệt. Chính vì vậy, bé muốn thoải mái và yên tâm, và cách tốt nhất để có được điều đó chính là rúc vào lòng mẹ.

Chuyện đi ngoài của bé: Phân của bé vẫn còn lỏng như hỗn hợp sữa đông, chuyển sang màu vàng. Bé có thể ị nhiều trong một ngày. Lưu ý: bé 6 tuần tuổi có thể không đi ngoàitrong một ngày, mà dồn lại 2 ngày đi 1 lần. Điều này là bình thường đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, miễn là mẹ thấy phân của bé mềm và lỏng.

Rốn bé: Băng rốn giúp cố định cuống rốn, để bé không bị đau. Mẹ hãy kiểm tra rốn và băng rốn thường xuyên. Thay băng rốn cho con khoảng 2-3 lần mỗi ngày mẹ nhé!

1-tuần-sau-sinh-2
Vệ sinh rốn rất quan trọng, vì nếu rốn không sạch sẽ khiến con nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn sơ sinh, nguy hiểm đến tính mạng bé (Ảnh: Internet)

Mẹ hãy nhớ: Mẹ cần được nghỉ ngơi và ngủ nhiều để có sức khỏe cho hành trình làm mẹ. Mẹ cũng nên ăn uống đầy đủ các loại dưỡng chất để bé tiếp nhận đầy đủ các dưỡng chất từ mẹ. Mẹ không nên ăn kiêng quá đà, dẫn đến chán ăn và ít sữa cho con. Trong thời gian cho con bú mẹ, mẹ sẽ thấy kinh nguyệt không về trong khoảng 6 đến 9 tháng, thậm chí hơn. Đó là cách tránh thai tự nhiên, nhưng mẹ nhớ khi sinh hoạt vợ chồng vẫn phải sử dụng các biện pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn, tránh lỡ kế hoạch mẹ nhé!

Mẹ và bé đã đi hết một tuần đầu tiên nhiều khó khăn và mới mẻ. Việc mẹ sinh ra bé là một hành trình lỳ diệu và dũng cảm. Mẹ hãy giữ sức khỏe cả thể chất và tinh thần, để có thể chăm sóc bé tốt nhất, cho con nền tảng vững vàng để phát triển sau này. Chúc mẹ và bé hạnh phúc bên nhau!

Theo webtretho

Leave a Reply

Or