Con lùn nhất lớp, đi khám bác sĩ mắng té tát “Đừng đánh thức trẻ trước giờ này buổi sáng”
Không chỉ ngủ muộn, dậy sớm cũng có thể khiến trẻ bỏ qua giai đoạn tăng trưởng.
Từ xưa đến nay, theo quan điểm của các bậc phụ huynh, “ngủ sớm dậy sớm mới khoẻ khoắn, thoải mái”, nhưng thực tế câu nói này không áp dụng của giấc ngủ của trẻ.
Dongdong là con một trong một gia đình kinh doanh thức ăn sáng ở Trung Quốc. Vì vậy, từ nhỏ, cậu bé đã hình thành thói quen dậy sớm cùng cha mẹ.
Đến tuổi đi học, vì muốn con tới lớp sớm, bố mẹ Dongdong cũng thường xuyên gọi cậu bé dậy từ sáng sớm, ngắt đứt giấc ngủ, các vấn đề về chiều cao và dinh dưỡng của Dongdong ngày càng bộc lộ nhiều hơn. Rõ ràng Dongdong vẫn được cha mẹ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ nhưng cậu bé vẫn thấp còi hơn nhiều so với các bạn cùng trang lứa. Đến bệnh viện, kết quả kiểm tra cho thấy, cơ thể Dongdong tiết ra không đủ lượng hormone tăng trưởng, và đó là nguyên nhân khiến cậu trông thấp bé.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ chỉ ra rằng việc thức dậy sớm và thiếu ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến việc tiết không đủ hormone tăng trưởng. Quãng thời gian khi trẻ còn nhỏ là thời kỳ vàng cho sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, cơ hội phát triển chiều cao cho trẻ sẽ không còn cao nữa.
“Chúng ta đều biết rằng các kích thích tố trong cơ thể con người được giải phóng tại các thời điểm cụ thể vào buổi tối, bao gồm cả hoóc môn tăng trưởng làm tăng tốc độ phát triển chiều cao. Hormon tăng trưởng thường được tiết ra bắt đầu từ lúc 10 giờ vào buổi tối và đến 6 giờ sáng, trong đó khoảng 23h-1h là đỉnh cao của việc tiết hormon tăng trưởng.
Trong thời gian này, một đứa trẻ ngủ sâu sẽ nhận được nhiều hormon nhất, thân người cũng sẽ dài ra trong lúc này. Đánh thức con trước 6 giờ sáng không chỉ khiến cho trẻ ngủ không đủ 8 tiếng mà còn làm đứt cơ hội nhận hormone tăng trưởng trong giấc ngủ của trẻ.”, bác sĩ giải thích.
Một số đứa trẻ vì buổi sáng bị đánh thức quá sớm thậm chí còn hay cáu gắt, càng không có lợi cho quá trình phát triển. Vì vậy, các bà mẹ nên cố gắng để con ngủ đủ 8 tiếng/ngày và không làm phiền giấc ngủ của con trước 6 giờ sáng.
Việc tiết không đủ hormone tăng trưởng sẽ mang lại 3 tác hại lớn cho trẻ
Thứ nhất: làm chậm tốc độ phát triển bình thường của trẻ
Khi vừa chào đời, phần lớn thời gian của trẻ là ngủ. Quá trình này có thể khiến trẻ phát triển cơ thể thông qua hormone tăng trưởng và thúc đẩy quá trình tổng hợp, phân chia xương, mô sụn, cơ và các tế bào mô khác. Từ đó, trẻ mới có thể tăng trưởng và phát triển tốt.
Thứ hai: làm chậm quá trình trao đổi chất
Ai cũng biết quá trình trao đổi chất của trẻ rất tốt, nhưng một khi hormone tăng trưởng tiết ra không đủ, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng điều hòa chuyển hóa chất của trẻ. Vì vậy, cha mẹ không nên bất cẩn và lơ đãng.
Thứ ba: khiến trẻ trông già hơn các bạn cùng lứa tuổi
Mặc dù đang ở độ tuổi tiểu học, những đứa trẻ không ngủ đủ luôn trông già dặn hơn các bạn cùng trang lứa. Cha mẹ có thể cho rằng điều này không có vấn đề gì to tác, nhưng đối với trẻ, điều này có thể khiến chúng trở nên tự ti về bản thân. Việc quan tâm đến mọi mặt về cả vật chất lẫn tinh thần nên được cha mẹ quan tâm trong suốt quá trình lớn lên của trẻ.
Một đứa trẻ có thể cao lớn hay không có thể phụ thuộc vào 3 yếu tố này:
Yếu tố một: giấc ngủ
Trường hợp của Dongdong là trường hợp rõ ràng nhất, thực tế chiều cao cha mẹ của Dongdong không phải là thấp, nhưng chính vì không ngủ đủ giấc, Dongdong mới trở nên thấp còi như thế.
Khi trẻ còn nhỏ, hormone tăng trưởng hoạt động mạnh nhất và cũng sẽ giảm dần theo độ tuổi. Hormone tăng trưởng được tiết ra trong khoảng thời gian nhất định, từ 9 giờ tối đến 1 giờ sáng và 5 giờ đến 7 giờ sáng. Cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo cho trẻ ngủ ngon trong hai giai đoạn này.
Yếu tố 2: Dinh dưỡng
Khi trẻ bổ sung không đủ dinh dưỡng, sự phát triển và tăng trưởng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến thực hiện một số bài kiểm tra về thể chất để bổ sung cho trẻ những chất dinh dưỡng còn thiếu.
Yếu tố thứ ba: gen di truyền
Ngoại hình và chiều cao của một đứa trẻ ảnh hưởng phần lớn từ gen của bố mẹ.
Giấc ngủ, dinh dưỡng và gen là 3 yếu tố thực sự bổ sung cho nhau. Muốn con cao lớn, cha mẹ không nên chỉ chú trọng đến giấc ngủ mà còn chế độ dinh dưỡng, và bổ sung canxi hợp lý. Chiều cao là một vấn đề lớn trong quá trình tăng trưởng của trẻ, không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà còn ảnh hưởng lớn hơn đến tương lai của trẻ.
Theo Eva