Bé hay “thè lưỡi” có thể là dấu hiệu của bệnh, bố mẹ không được bỏ qua
Hành vi thè lưỡi của các bé trông vô cùng dễ thương và đứa trẻ nào cũng thường xuyên có biểu hiện như thế. Có phải đó là vì trẻ đói hay có nguyên nhân nào khác?
Trong mắt bố mẹ, dù bé có làm gì đi chăng nữa thì cũng sẽ thấy rất đáng yêu. Đúng là trẻ sơ sinh được vài tháng tuổi là thời điểm dễ thương nhất, vì biểu cảm của trẻ lúc này rất phong phú, hay làm những hành động mất kiểm soát khiến gia đình phải bật cười.
Em bé của Tiểu Triệu mới được 3 tháng tuổi và đó là thời điểm đáng yêu nhất, chỉ cần có thời gian thì sẽ cho em bé đi dạo trong công viên, mọi người nhìn thấy em bé đều nói rằng em rất dễ thương, Tiểu Triệu nghe xong đương nhiên rất vui.
Vào một ngày, Tiểu Triệu khi đang cho em bé đi dạo, vô tình gặp người bạn của mình, hai người bắt đầu trò chuyện, em bé trong xe đẩy nhìn họ, thỉnh thoảng lại mỉm cười, như thể cậu bé có thể hiểu được câu chuyện của mẹ và người bạn. Tuy nhiên, người bạn tinh ý nhận thấy đứa trẻ luôn thè lưỡi, nên đã nhắc nhở Tiểu Triệu, nếu trẻ luôn làm như vậy, có thể không phải do chúng bắt chước thấy vui, mà rất có thể là do bệnh lý dẫn đến.
1. Trong trường hợp bình thường, tại sao trẻ hay thè lưỡi?
Thói quen sau khi bú sữa mẹ
Trẻ sơ sinh hay thè lưỡi ra bên ngoài, điều đó đến từ bản năng bú sữa mẹ, đây cũng là cách bé khám phá thế giới. Lúc này, khi trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa bột, mùi ngọt ngào trong miệng sẽ khiến trẻ rất thích nên sẽ thè lưỡi liên tục, đây cũng chính là một loại phương thức để trẻ ghi nhớ mùi vị.
- Tài khoản Tik Tok hơn 150 nghìn người theo dõi khiến các mẹ hoang mang với chia sẻ: “Hôn trẻ khiến trẻ bị bại não”Đọc ngay
Sự phát triển liên tục của lưỡi
Chỉ khi lưỡi bé và dải lưỡi của hàm dưới đủ dài, bé mới thực hiện hành vi thè lưỡi, đó là biểu hiện của sự phát triển của trẻ. Khi trẻ được hai hoặc ba tháng tuổi sẽ xuất hiện nước bọt trong miệng, lúc này trẻ cũng có thói quen liếm bằng lưỡi nên sẽ liên tục thè lưỡi.
Một hành vi bắt chước
Trẻ sơ sinh có khả năng bắt chước rất mạnh, khi hệ thống giác quan của trẻ ngày càng phát triển, phạm vi thị giác của trẻ sẽ rộng hơn. Lúc này, chúng có thể nhìn thấy một số biểu hiện của bố mẹ và những người xung quanh nên theo bản năng, chúng sẽ muốn bắt chước, và việc thực hiện một số hành vi như thè lưỡi cũng không có gì lạ.
Nếm và ăn
Vì trẻ sơ sinh không biết nói, nên chúng chỉ có thể bày tỏ sở thích của mình đối với thức ăn theo những cách khác. Ví dụ, sau khi trẻ bú hết sữa, trẻ sẽ dùng lưỡi mở bình sữa, hoặc trẻ sẽ không bú nữa khi chạm vào ti của mẹ. Nhưng khi đói trẻ sẽ thè lưỡi và lao về phía người lớn, đây là tín hiệu báo đói của trẻ.
2. Bé thè lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh?
Các tình trạng như viêm mũi
Xung quanh chúng ta có rất nhiều người mắc các bệnh về mũi, trong đó bệnh nhân viêm mũi là cao nhất. Nếu mũi của bé thường xuyên cảm thấy khó chịu thì chắc chắn bé sẽ dùng miệng thay vì mũi khi thở. Do đó, lúc này miệng của trẻ luôn mở, trẻ thường thở bằng miệng, nhưng do còn quá nhỏ chưa kiểm soát được lưỡi nên trẻ sẽ thè lưỡi ra ngoài.
Nóng bụng
Cả trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa bình đều có thể sẽ bị nóng đường tiêu hóa. Nếu là trẻ đang bú mẹ thì mẹ nên chú ý đến khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ và không nên cho trẻ ăn quá cay. Nếu là sữa bột, bạn phải chú ý đến tỷ lệ sữa bột và nhiệt độ nước khi pha sữa bột, điều này có thể tránh cho bé nổi cáu, nếu không bé sẽ thường xuyên thè lưỡi vì rất khó chịu.
Vấn đề phát triển trí tuệ
Hành vi thè lưỡi của trẻ sơ sinh sẽ giảm dần theo độ tuổi, đặc biệt sau khi trẻ lên ba tuổi, về cơ bản có thể tránh hoàn toàn hiện tượng thè lưỡi. Tuy nhiên, nếu lúc này bé vẫn thè lưỡi, miệng còn chảy nước dãi, không chủ động tiếp xúc với người khác thì cha mẹ cần lưu ý xem bé có phát triển trí tuệ bình thường không, có phải là trẻ bại não, tự kỷ hay không.
Các bệnh răng miệng
Nếu miệng trẻ bị viêm, chẳng hạn như loét hoặc mụn rộp, thì miệng của trẻ tất nhiên sẽ rất khó chịu. Lúc này, chúng sẽ liên tục thè lưỡi để đỡ khó chịu cho răng miệng. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ kịp thời để có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu ở miệng.
Theo afamily