Sự cố ở tai trẻ và cách xử lý

Đôi tai là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể. Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ gặp sự cố xảy ra ở tai như nước hay bị vật lạ lọt vào tai, do trẻ còn nhỏ nên thường vô ý nhét vật lạ vào tai mình. Khi phát hiện ra, mẹ cần bình tĩnh và đưa trẻ tới bác sĩ để kịp thời xử lý.

su-co-o-tai-tre-va-cach-xu-ly-2

Cần đưa trẻ đến bác sĩ nếu có sự cố ở tai. Ảnh: Getty Images

Vật lạ lọt vào tai

Trẻ từ 2- 5 tuổi rất dễ gặp sự cố bị vật là như chiếc khuy nhỏ, đầu tăm bông hạt dưa hấu… lọt vào tai. Do giai đoạn này bé khá hiếu động nên thường vô ý nhét vật nhỏ vào tai mình.

Khi phát hiện kịp thời, mẹ cần bình tĩnh và không tự ý móc tai bé để lấy vật lạ ra. Vì khi tự ý móc tai, mẹ có thể khiến dị vật tiến sâu vào tai hơn, gây tổn thương màng nhĩ. Vì vậy mẹ cần đặt bé nằm nghiêng về phía tai có vật lạ, lay nhẹ xem nó có thể rớt ra không. Nếu không hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa tai để gắp dị vật ra.

Nếu không phát hiện ngay, chỉ nhận thấy bé khó chịu đưa tay vào tai móc hoặc tai trẻ tự nhiên có nước hoặc máu chảy ra thì phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời xử lý, không nên cố lấy vật lạ ra.

Nước vào tai

Bình thường nếu cho bé đi bơi thì không cần có biện pháp bảo vệ tai, nhưng nếu tai trẻ có vết thương, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ đi bơi để tránh vi khuẩn trong nước xâm nhập vào tai dẫn đến bệnh viêm tai giữa.

Nếu trẻ bị nước vào tai khi bơi hoặc do tắm không cẩn thận, mẹ đặt trẻ nghiêng tai sang một bên và kéo vành tai xuống dưới, lắc nhẹ, nước sẽ chảy dần ra. Sau đó dùng một miếng bông khô đặt ở cửa tai để hút nước từ ống tai ra (nếu nước chưa ra hết). Chú ý phải cố định đầu, không để trẻ quay lắc.

Vệ sinh tai bé sạch

Với trẻ nhỏ hơn ba tuổi, dù dễ sinh ráy tai nhưng mẹ không cần làm sạch ngay vì ráy tai thường không lớn và không ảnh hưởng đến sức nghe.Khi dùng tăm bông, mẹ dễ đẩy sâu ráy tai vào trong, làm tổn thương màng nhĩ. Với trẻ lớn hơn, biết nghe lời và chịu ngồi yên, mẹ có thể lấy ráy tai bằng cách: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào đầu tăm bông, xoay nhẹ vào ống tai ngoài, làm hai lần tuần và sau khi tắm.

Tránh tiếng ồn

Tai trẻ rất nhạy cảm với âm thanh và màng nhĩ của trẻ lúc này rất mỏng. Tuyệt đối không để trẻ ở gần nơi có âm thanh lớn như loa, đài. Cần điều chỉnh âm lượng của máy nghe nhạc sao cho vừa đủ nghe.

Theo Ebe

Leave a Reply

Or