Sót nhau thai có ảnh hưởng gì?

Mẹ mang thai đến ngày sinh nở, và sau khi sanh em bé chào đời, tử cung sẽ tiếp tục co bóp để đẩy nhau thai ra ngoài. Nhưng đôi khi nhau thai hoặc một phần của nhau thai vẫn còn trong tử cung và được gọi là sót nhau thai. Sót nhau thai có thể gây chảy máu đe dọa tính mạng của người mẹ.

Điều gì gây ra sót nhau thai?

sót nhau thai sau sinh

Nhau thai là bộ phận bám vào thành tử cung, có chức năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ truyền tới thai nhi

Đôi khi nhau thai mất nhiều thời gian hơn dự kiến ​​để bị đẩy hết ra ngoài. Nhau thai có thể được giữ lại sau khi em bé chào đời nếu:

  • Các cơn co thắt của sản phụ không đủ mạnh để trục xuất nó
  • Nhau thai bám chặt vào thành tử cung một cách bất thường
  • Nhau thai bám thấp
  • Cổ tử cung đóng lại và nhốt nhau thai bên trong tử cung của bạn.

Dấu hiệu và những triệu chứng sót nhau thai.

Bị sót nhau thai là khi nhau thai không hoàn toàn bị đẩy ra khỏi tử cung sau khi em bé chào đời.

Đôi khi một mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Chúng có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Tiết dịch có mùi hôi
  • Chảy máu nhiều
  • Âm đạo có nhiều mảnh mô lớn rơi ra ngoài
  • Đau phía dưới.

Điều quan trọng là phải liên hệ với bác sĩ hoặc đội ngũ y tế càng sớm càng tốt nếu bị chảy máu âm đạo nhiều, và/hoặc bị đau bụng dữ dội trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh.

Điều trị sót nhau thai

sót nhau thai

Nếu sót lại một phần nhau thai, sản phụ có thể xuất hiện các triệu chứng sau một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh

Nếu bạn vừa mới sinh con, sót nhau thai có thể được điều trị bằng cách:

  • Làm trống bàng quang
  • Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh nhẹ nhàng kéo dây rốn.

Nếu điều đó không hiệu quả, bạn sẽ cần một thủ tục để loại bỏ nhau thai. Bạn sẽ được đưa vào phòng phẫu thuật sau khi sinh và được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê để bạn không cảm thấy gì. Ngoài ra còn có thuốc điều trị sót nhau thai dùng cho các trường hợp được bác sĩ chỉ định.

Trong khi bạn đang chờ phẫu thuật, đội ngũ y tế sẽ theo dõi sát sao bạn để kiểm tra xem bạn có bị chảy máu nhiều không (xuất huyết sau sinh). Quy trình này diễn ra nhanh chóng, nhưng bạn sẽ cần được theo dõi trong vài giờ sau đó để đảm bảo không còn nguy hiểm.

Không phải lúc nào sau sinh, nhau thai cũng bị tống ra ngoài hết, một số mô nhau thai có thể vẫn còn sót lại. Nếu bạn bị chảy máu nhiều trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh, bạn có thể cần xét nghiệm hình ảnh hoặc phẫu thuật để điều tra nguyên nhân. Nếu bạn bị nhiễm trùng, bạn sẽ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Các biến chứng của sót nhau thai

Nhau thai còn sót lại  trong tử cung có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Trong một số ít trường hợp, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc mất máu đe dọa tính mạng (xuất huyết sau sinh).

Mặc dù thường có một số trường hợp mất máu bình thường khi sinh, nhưng việc mất máu liên quan đến sót nhau thai có thể rất nghiêm trọng. Điều này là do khu vực trong tử cung nơi mà nhau thai vẫn còn bám vào có thể tiếp tục chảy máu, gọi là băng huyết sau sinh.

Băng huyết sau sinh có thể chia thành:

  • Băng huyết sau sinh nguyên phát – điều này xảy ra trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh
  • Băng huyết thứ phát sau sinh – điều này xảy ra trong vài ngày và vài tuần sau khi sinh (từ 24 giờ đến 6 tuần sau khi sinh)

Chẩn đoán và xử trí sớm nhau thai sót giúp ngăn ngừa các biến chứng như mất máu nghiêm trọng và nhiễm trùng.

Leave a Reply

Or