Sắp xếp thực đơn cho bé từ 1-3 tuổi

mon-an-cho-be-1-3

Thông thường, những bé sau khi cai sữa bắt đầu uống sữa bột, và thích ứng với việc ăn dặm, do lượng hoạt động tăng, nhu cầu nhiệt lượng cũng tăng lên, hàm lượng thực phẩm cũng tăng lên, vì thế bữa ăn của bé cũng tăng lên một ngày ba bữa. Đối với bé từ 1-3 tuổi, lúc đầu sẽ ăn 3 bữa chính, và 2 bữa điểm tâm, sau đó chuyển thành 1 ngày 3 bữa chính và 1 bữa điểm tâm.

haha Nguyên tắc sắp xếp món ăn cho bé 1 3 tuổiThông thường đối với bé 1-1,5 tuổi vẫn giữ mỗi buổi sáng, buổi chiều ngủ 1 lần.

feel good Nguyên tắc sắp xếp món ăn cho bé 1 3 tuổiĐối với bé, trên 1,5 tuổi bắt đầu luyện thói quen ngủ 1 lần vào buổi trưa. haha Nguyên tắc sắp xếp món ăn cho bé 1 3 tuổiĐối với bé trên 1,5 tuổi, bữa điểm tâm sẽ sắp xếp sau khi bé ngủ dậy vào buổi chiều, bé sẽ ăn 1 hoặc 2 lần

01. Học cách chọn thức ăn cho bé:

Để đáp ứng nhu cầu cung cấp nhiệt lượng và chất dinh dưỡng cho bé bố mẹ cần biết chọn thức ăn, biết trẻ ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn như  thế nào. Dựa vào đặc điểm tiêu hóa hấp thụ, và phát triển của bé, các loại món ăn chính, ăn phụ có thể là 30 loại hoặc hơn 30 loại với chủng loại và số lượng khác nhau, đều có liên quan đến độ tuổi, tình hình cân nặng, chiều cao của bé, có thể tham khảo bảng 4/1 sau:

Bảng tham khảo lượng hấp thụ thức ăn mỗi ngày của bé:

Tên Thực Phẩm            Đơn vị 1-2 tuổi 2-3 tuổi
Các loại ngũ cốc (thô mịn) g 100-125 125-150
Các loại đậu, chế phẩm từ đậu g 20-25 25-30
Các loại thịt (thịt da cầm, cá) g 40-50 50-60
Các loại trứng quả 1 1
Các loại sữa cc 200-250 250
Đậu nành cc 125-250
Rau củ g 100-125 125-150
Hoa quả g 30-50 50-60
Dầu ăn g 10-15 10-15
Muối ăn g 1 1,5
Đường trắng g 10-25 10-15
Bánh ngọt g 10-15 15-20

Chú ý: Đậu tương và các loại chế phẩm từ đậu tính theo trọng lượng khô, có thể đổi thành chế phẩm từ đậu tương ứng. Trong các loại rau củ, ít nhất có 1/2 là rau xanh hoặc 2/3 là loại rau có màu vàng, tím, xanh.

02. Sắp xếp món điểm tâm hợp lý cho bé:

Điểm tâm là món ăn bổ trợ chính cho bé, đó là cách bé hưởng thụ niềm vui và sự thích thú, cũng là cách tốt nhất bổ sung nhiệt lượng và dinh dưỡng cho bé, bố mẹ không được cắt giảm bữa điểm tâm này của bé. Nếu chỉ ăn một số loại thực phẩm hoặc ăn quá nhiều, trong bữa điểm tâm đều ảnh hưởng đến lượng hấp thụ bữa ăn chính của bé, làm đảo lộn hệ thống tiêu hóa. Dần dần đẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, gây trở ngại đến quá trình hình thành của bé.

Vì thế ngoài việc bé ăn một lượng điểm tâm thích hợp, cha mẹ cần chọn lựa điểm tâm phù hợp, tránh cho những loại thực phẩm, có chứa nhiều dầu mỡ, hoặc chứa nhiều carbohydrate, ít ăn vặt và kẹo…

Nên chọn các loại quả khô, các loại hạt trong bữa điểm tâm, ví dụ: hạt thông, lạc nhân, hạch đào; các loại hoa quả tươi, ví dụ: cà chua, dưa chuột; các loại bánh quy, bánh mỳ, bánh bao…! Thời gian ăn điểm tâm nên chia thành 2 bữa, buổi sáng trước 10 giờ, buổi chiều khoảng 4 giờ.

Những điều cần chú ý khi bé ăn điểm tâm:

1. Tránh ăn vào thời gian nghỉ ngơi, ví dụ xem ti vi nói chuyện, chơi trò chơi, không vừa ăn vừa nói. 2. Lượng ăn điểm tâm cả ngày của bé khống chế trong khoảng 25 – 40g, ăn vào 1 lần hoặc nhiều lần, không để ảnh hưởng đến bữa ăn chính. 3. Lượng thức uống chứa đường cả ngày tùy theo độ tuổi của bé hạn chế trong khoảng 250 -350cc

diem tam Nguyên tắc sắp xếp món ăn cho bé 1 3 tuổi

Theo thucdonchobe

Leave a Reply

Or