Miếng Dán Tránh Thai Sử Dụng Như Thế Nào?

Cực kỳ hiệu quả và tiện lợi nhưng miếng dán tránh thai không phải ai cũng dùng được. Chị em cùng tìm hiểu cách sử dụng miếng dán tránh thai theo cách tốt nhất bên dưới nhé.

1. Miếng dán tránh thai là gì ?

Miếng dán tránh thai là một miếng mỏng, có kích thước khoảng 4,5cm, màu be, được dán trực tiếp vào các vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. MIếng dán tránh thai không phải là phương pháp tránh thai phổ biến hiện nay nhưng vì tính tiện lợi nên không ít chị em đã sử dụng miếng dán để tránh thai.

Miếng dán có chức năng phóng thích liên tục hai loại hormone tổng hợp đó là progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol), tương tự với loại hormone được cơ thể sản sinh tự nhiên.

Miếng dán tránh thai có tác dụng ngăn cản sự rụng rứng ở người phụ nữ. Nếu trứng không rụng, hiển nhiên tinh trùng không thể thụ tinh và không thể mang thai. Miếng dán cũng làm cho chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm tinh trùng khó gặp trứng.

2. Những lưu ý khi sử dụng miêng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai cũng có những tác dụng phụ (mặc dù hiếm gặp) như: Kích ứng nhẹ da ở vùng dán, đau đầu, cương vú, ra máu âm đạo bất thường, tăng cân nhẹ, buồn nôn và nôn, chướng bụng.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng do cơ chế thẩm thấu hormone trực tiếp vào máu, miếng dán tránh thai có thể tăng nguy cơ gây máu vón cục và bệnh tim mạch. Điều này là do lượng estrogen trong miếng dán ngừa thai và viên thuốc tránh thai hàng ngày tương đương nhau nhưng khi uống thuốc, hormone được chuyển hóa trong ruột trước khi đi vào mạch máu. Còn khi dùng miếng dán, hormone đi trực tiếp vào mạch máu.

Vì vậy, phụ nữ bị bệnh mãn tính như: bướu cổ, huyết áp cao, hoặc có khối u, tiểu đường, một số bệnh về tim mạch… không nên dùng miếng dán tránh thai vì có thể gây ra tai biến.

Do đó, trước khi quyết định sử dụng biện pháp tránh thai này, cần khám xác định xem mình có bị hoặc có nguy cơ bị bệnh tim mạch không. Nếu có, không nên dùng miếng dán ngừa thai chứa 2 hormone. Nhờ bác sĩ tư vấn cho dùng loại có hàm lượng thích hợp. Miếng dán có kích thước nhất định chứa một lượng hoạt chất nhất định.

3. Cách sử dụng miếng dán tránh thai

Cẩn thận xé bao đựng miếng dán tránh thai dọc theo mép bao, kéo miếng dán tránh thai ra và bóc lớp áp vào miếng dán sao cho không chạm tay vào bề mặt dính của miếng dán, sau đó dán miếng dán tránh thai vào vùng da khô sạch, không có lông. Thường dán ở vùng mông, vùng bụng, mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc phần thân trên.

Lưu ý không được dán miếng dán tránh thai lên vú, vùng da đang bị đỏ hoặc kích ứng hoặc bị trầy xước; không nên trang điểm, sử dụng các loại kem,phấn hoặc các sản phẩm khác lên vùng da đang dán miếng dán và vùng da sắp được dán miếng dán để tránh làm giảm tính kết dính của miếng dán tránh thai, làm giảm hiệu quả tránh thai

Các miếng dán tránh thai được sử dụng theo chu kỳ 4 tuần hoặc 28 ngày. Tức là trong thời gian 3 tuần, cứ một tuần phải thay miếng dán một lần. Đến tuần thứ tư không sử dụng miếng dán và kinh nguyệt sẽ xảy ra. Sau tuần thứ 4, dán miếng dán tránh thai mới và lặp lại giống quy trình trước đó. Lưu ý không nên tháo miếng dán trong khi hoạt động thường ngày, như tắm rửa, bơi lội, tập thể dục thể thao.

Leave a Reply

Or