Mang thai tuần đầu những điều mẹ cần biết

Những chị em có dấu hiệu mang thai sớm sau khi quan hệ chắc chắn ai cũng muốn biết khi mang thai tuần đầu có dấu hiệu như thế nào? để chuẩn bị tốt nhất cho “mầm sống” mới hình thành trong bụng mẹ.  

Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi sẽ như thế nào? Những điều cần biết khi mang thai tuần đầu sẽ giải đáp thắc mắc của chị em đang mong có con sau thời gian “gần gũi” chồng.

Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi

Những điều cần biết khi mang thai tuần đầu không thể nào thiếu sự phát triển của bé trong giai đoạn này.

1. 1 tuần của thai kỳ là bao nhiêu ngày?

Nếu đã ngưng tất cả các biện pháp tránh thai và bị chậm kinh 7 ngày (theo chu kỳ kinh đều đặn) thì rất có thể bạn đã mang thai! Nhưng bạn biết không? Sự thật là bạn “đang có thai” trước khi trứng được thụ tinh nữa đấy.

Ngay cả các chuyên gia giàu kinh nghiệm cũng không thể đưa ra cho bạn câu trả lời thỏa đáng, nhưng đây được cho là cách tính tuổi thai đúng nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Những điều cần biết khi mang thai tuần đầu tiên

Khi mẹ đặt ra những thắc mắc này và đi tìm câu trả lời thì trứng và tinh trùng vẫn đang chờ đợi khoảnh khắc vàng để được gặp nhau.

Khái niệm về “tuổi thai” cũng không được nhiều mẹ biết đến thời điểm này. Đây là phương pháp ước lượng tuổi thai dựa trên kỳ kinh cuối thay vì tuổi thực của thai nhi. Ví dụ, khi bác sĩ kết luận mẹ đang ở tuần thai thứ 7 và tuổi thai là 7 tuần thì tuổi thật của thai nhi chỉ xấp xỉ 5 tuần.

Cột mốc thời gian “mang thai” của bạn sẽ là:

Ngày 1: Ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối

Ngày 14 (có thể sớm hoặc muộn hơn tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của bạn là bao lâu): Quá trình rụng trứng xảy ra.

Trong vòng 24 giờ kể từ khi trứng rụng, trứng gặp tinh trùng thông qua quan hệ tình dục trong không sử dụng biện pháp tránh thai.

Khoảng 5 đến 6 ngày sau khi rụng trứng, trứng thụ tinh di chuyển vào niêm mạc tử cung – đây được gọi là quá trình làm tổ và bạn chính thức mang thai. Khi mẹ tìm hiểu thông tin những điều cần biết khi mang thai tuần đầu này ắt hẳn sẽ bất ngờ lắm đây.

Ngày dự sinh của thai nhi sẽ là 40 tuần mang thai kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối, nghĩa là khoảng hai tuần trước khi bạn thụ thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những người sinh muộn sẽ có thai kỳ kéo dài đến 42 tuần.

2. Sự phát triển của thai nhi 1 tuần tuổi

Thai nhi 1 tuần tuổi chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự rõ ràng về hình dáng, kích cỡ bởi lẽ lúc này bạn vẫn chưa thực sự mang thai theo như cách tính tuổi thai của bác sĩ.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ

Những điều cần biết khi mang thai tuần đầu còn là những sự thay đổi của cơ thể mẹ qua quá trình thụ tinh và những dấu hiệu mang thai.

1. Quá trình thụ tinh

Ở giai đoạn mới mang thai này, cơ thể mẹ đã bắt đầu có những sự thay đổi ở bên trong, còn bên ngoài thì chưa nhận thấy gì cả.

Thực chất ở giai đoạn tuần 1, hormone FSH (hormone kích thích nang trứng) kích thích các nang trứng trưởng thành. Hormone thứ hai, hormone tạo hoàng thể (LH), tăng vào khoảng ngày thứ 5. LH hoạt động cùng với FSH để kích thích các nang trứng. Mỗi nang trứng chứa một trứng và mỗi tháng chỉ có một nang noãn chiếm ưu thế để rụng trứng.

Khi các nang trứng trưởng thành, chúng sản xuất ra một loại hormone khác, estrogen, có hai chức năng. Đầu tiên, estrogen khuyến khích niêm mạc tử cung bắt đầu dày lên. Thứ hai, khi estrogen đạt đến mức đủ cao sẽ kích hoạt sản xuất LH tăng đột biến.

Sự gia tăng LH khiến trứng từ nang noãn trưởng thành nhất xuyên qua thành buồng trứng (đây chính là thời điểm rụng trứng, thường xảy ra khoảng 24 đến 36 giờ sau khi LH tăng) để gặp tinh trùng may mắn. Quá trình thụ tinh bắt đầu.

2. Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên như thế nào?

Rõ ràng, mẹ không biết được dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên nếu tính tuổi thai theo bác sĩ. Tuy nhiên, nếu mẹ tính tuổi thai kể từ ngày trứng được thụ tinh thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu thụ thai thành công sau quan hệ.

– Máu báo thai: Tiết ra một ít máu khi trứng làm tổ ở thành tử cung.

– Chuột rút, bầu ngực căng và đau: Triệu chứng giống với những lần sắp tới kỳ kinh nguyệt.

– Tiết dịch âm đạo: Mới có thai có ra khí hư không? Câu trả lời là có vì điều này liên quan đến sự dày lên của thành âm đạo và sự tăng trưởng của các tế bào lót, xảy ra ngay sau khi thụ thai.

– Trễ kinh: Đây là triệu chứng sớm và rõ ràng nhất khi mới mang thai. Tuy nhiên rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể do một số nguyên nhân sức khỏe khác chứ không phải do mang thai.

– Một số triệu chứng khác: Chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, đau lưng, táo bón, đi tiểu thường xuyên, đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu tiên…

Những điều cần biết khi mang thai tuần đầu

Chị em mong có con hay mới lập gia đình thường có rất nhiều bỡ ngỡ. Những điều cần biết khi mang thai tuần đầu sẽ tháo gỡ những thắc mắc không biết ngỏ cùng ai của chị em.

1. Nhạt miệng có phải dấu hiệu mang thai?

Đây có thể xem là một trong những dấu hiệu mang thai. Việc chán ăn hoặc thay đổi sở thích ăn uống trong thai kỳ tuy là điều bình thường nhưng có thể ảnh hưởng đến cân nặng của mẹ. Nghiên cứu cho thấy cứ 10 phụ nữ thì có khoảng 6 người chán ăn khi mang thai.

2. Cảm giác buồn nôn sau 1 tuần quan hệ có phải là mang thai?

Nghén do mang thai thường bắt đầu từ 2-8 tuần sau khi thụ thai. Do đó, nếu bạn buồn nôn do thai nghén thì có thể đã mang thai vài tuần trước đó.

3. Mới có thai có bị sốt không?

Mang thai làm suy yếu hệ thống miễn dịch để tránh cơ thể tự đào thải thai nhi. Ngoài ra, những thay đổi trong hệ hô hấp cũng có thể khiến phụ nữ mang thai dễ bị cảm lạnh, cảm cúm nên gây sốt.

Sốt thường cho thấy cơ thể đang cố gắng chống chọi với những bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Nếu bị sốt khi đang mang thai, bạn nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển.

4. Mang thai tuần đầu bụng có to không?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Mẹ ắt hẳn đã có câu trả lời trong lúc đọc những điều cần biết khi mang thai tuần đầu. Bụng bầu không thể to lúc này khi bé yêu chưa hình thành. Bụng bầu to hay nhỏ tùy vào từng cơ thể của người mẹ và sự phát triển của bé. Đa phần ở thời điểm tháng thứ 3 trở đi thì bụng bầu sẽ nhìn rõ hơn.

5. Có mẹ nào có thai mà không có dấu hiệu gì không?

Thực tế, có rất nhiều mẹ mang thai vài ngày cho đến 2-3 tháng đầu thai kỳ mà không có dấu hiệu gì bởi cơ thể khỏe mạnh và không bị ốm nghén. Điều này là hoàn toàn bình thường và không nên lo lắng.

6. Dấu hiệu sảy thai tuần đầu

Trong những điều cần biết khi mang thai tuần đầu, dấu hiệu sảy thai tuần đầu là thông tin quan trọng. Chảy máu âm đạo chính là dấu hiệu phổ biến nhất. Máu thay đổi từ lấm tấm nhẹ (tiết dịch màu nâu) đến chảy máu nhiều (máu đỏ tươi hoặc cục máu đông) và có thể xảy ra trong vài ngày.

Tuy nhiên, chảy máu âm đạo nhẹ tương đối phổ biến trong ba tháng đầu (3 tháng đầu) của thai kỳ nhưng không có nghĩa là bạn đang bị sảy thai.

Tốt nhất, bạn hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bị chảy máu âm đạo.

Leave a Reply

Or