Mang thai 3 tháng cuối phù chân, lý do?

Phù chân là hiện tượng sinh lý rất thường gặp ở những bà mẹ mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách khắc phục tình trạng phù chân của mẹ bầu ở 3 tháng cuối?

Nguyên nhân mẹ bầu 3 tháng cuối bị phù chân 

Khi mang thai cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi. Chúng là những nguyên nhân gây nên tình trạng phù nề chân. Trong đó, nguyên nhân chính là:

  • Thể tích máu và dịch lỏng tăng cao: Khi mang thai thể tích máu và dịch lỏng của mẹ bầu tăng thêm 50% để cung cấp cho quá trình phát triển của thai nhi. Chất lỏng, mỡ dư thừa cũng dần dần tích tụ trong các mô, khớp trong suốt 9 tháng mang thai để cơ thể sản phụ mềm hơn, có khả năng giãn nở tốt hơn, sẵn sàng cho quá trình vượt cạn ở tháng thứ 9. Đồng thời đây cũng chính là nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng cuối cùng bị phù chân.
  • Áp lực của tử cung tăng cao: Thai càng lớn kích thước tử cung càng cao và tạo thành áp lực chèn ép lên tĩnh mạch, cản trở quá trình tuần hoàn máu từ chi dưới trở về tim gây phù. Sức ép càng lớn lượng máu tích tụ ở chân càng nhiều khiến tình trạng phù càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Phù chân khi mang thai ở 3 tháng cuối

Mang thai 3 tháng cuối bị phù chân có nguy hiểm không?

Phù chân khi mang thai thường là hiện tượng sinh lý bình thường và gặp phải ở hầu hết phụ nữ mang thai, song đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bà bầu 3 tháng cuối cần đến ngay các trung tâm y tế để khám và kiểm tra khi có những triệu chứng sau đây:

  • Mặt, chân, tay bị sưng phù đột ngột
  • Đau đầu dữ dội
  • Bị đau ngay dưới xương sườn
  • Mắt mờ
  • Nôn mửa

Cách hạn chế phù chân khi mang thai 3 tháng cuối hiệu quả

Việc chân bị phù sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây khó chịu cho thai phụ. Để làm giảm bớt phù chân khi mang thai, mẹ bầu hãy thử những cách sau:Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

  • Ăn nhạt hơn và có thể sử dụng cỏ xạ hương, hương thảo khi chế biến món ăn thay cho muối và hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
  • Bổ sung đủ kali để cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Các thực phẩm giàu kali gồm có cá hồi, đậu lăng, sữa chua, chuối, khoai lang ăn cả vỏ,…
  • Hạn chế uống cà phê để giảm lượng caffeine dung nạp vào cơ thể. Caffeine là một chất lợi tiểu sẽ khiến tình trạng phù của bà bầu trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra caffeine còn khiến mẹ bầu khó ngủ, gây mỏi mệt và làm ảnh hưởng sức khỏe.
  • Đừng quên uống khoảng 2.0 – 2.5l nước mỗi ngày.

Leave a Reply

Or