Các Phương Pháp Ăn Dặm Cho Bé

Tìm hiểu, lựa chọn thực phẩm cùng phương pháp ăn dặm cho bé tốt nhất cũng như áp dụng những phương pháp ăn dặm làm sao cho phù hợp và sao cho hiệu quả nhất là rất cần thiết khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp ăn dặm cho trẻ và điểm khác nhau ở từng phương pháp nào mẹ ơi!

1.Phương Pháp Ăn Dặm Truyền Thống

phuongphapandamtruyenthong

Phương pháp ăn dặm truyền thống phổ biến và gắn bó từ rất lâu rất quen thuộc với nhiều thế hệ trẻ em ở Việt Nam. Ăn dặm truyền thống là cách ăn dặm mà thức ăn được xay nhuyễn cùng với rau củ, thịt, cá, trứng, sữa. Và cho đến khi trẻ mọc răng, sẽ đổi sang ăn cháo nguyên hạt kèm thực phẩm xay nhuyễn.

Ưu điểm, khi cho trẻ ăn dặm theo phương pháp truyền thống:

  • “Ba mẹ trẻ” tự tin và thoải mái hơn khi tập ăn dặm truyền thống cho bé với kinh nghiệm hỗ trợ từ ông bà, người lớn trong gia đình.
  • Có thể cho trẻ tiếp xúc với đa dạng thực phẩm và nhiều nguồn dinh dưỡng từ lúc mới tập ăn.
  • Không mất nhiều thời gian chế biến, công thức đơn giản.
  • Chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn lỏng (bột ) rồi sau đó là thức ăn đặc ( cháo), giúp hệ tiêu hóa của dễ hấp thu và dễ dàng hoạt động hơn.

Nhược điểm:

  • Vì nhiều loại thức ăn cùng được xay nhuyễn và pha trộn lại với nhau nên trẻ không cảm nhận được mùi vị của đồ ăn rõ như phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Và khi trẻ có bị dị ứng thì ba mẹ cũng khó phát hiện đó là loại thực phẩm nào.
  • Có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thức ăn thô của bé, không tập được phản xạ nhai cho bé.

Tuy vậy, ngày nay qua mỗi năm hàng triệu trẻ em Việt Nam vẫn được cho ăn dặm theo phương pháp truyền thống và tăng cân khỏe mạnh. Bắt đầu ăn dặm truyền thống sẽ giúp dạ dày của bé thoải mái, không phải hoạt động nhiều từ quá sớm. Hơn nữa, nhờ không cần chế biến riêng từng nguyên liệu cầu kỳ như phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, cách truyền thống cực kỳ nhanh chóng và tiện lợi nếu gia đình có ít thời gian. Chính vì vậy, phương pháp ăn dặm truyền thống vẫn được tin tưởng áp dụng khi bắt đầu tập ăn dặm cho trẻ.

Những lưu ý khi cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống.


2. Phương Pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật

phuongphapandamkieunhat
phuongphapandamkieunhat

Hiện nay, việc áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đã không còn xa lạ với trẻ em Việt Nam nữa và đã được nhiều gia đình áp dụng cho con mình tập ăn dặm rất hiệu quả. Vậy phương pháp ăn dặm kiểu nhật là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

 Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là cho bé ăn dặm với cháo loãng được rây nhuyễn với tỷ lệ 1:10 ( 1 muỗng gạo và 10 muỗng nước) mà không phải là quấy bột. Bé ăn theo chế độ ăn dặm kiểu Nhật sẽ được ăn cháo loãng cùng với các loại thực phẩm khác nhau đã được rây nhuyễn với hương vị được giữ nguyên bản với độ thô tăng dần theo từng thời điểm thích hợp; và các loại thức ăn của bé sẽ được để riêng rẽ, không trộn lẫn giúp trẻ có tính tự lập và tư duy phân biệt mọi vật.

Ưu điểm, khi cho trẻ ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:

  • Việc không cho thêm gia vị hay chất phụ gia nào giúp món ăn của trẻ luôn nguyên chất nên rất tốt cho trẻ.
  • Giúp trẻ phát triển vị giác: Việc tách riêng từng món ăn trên mâm sẽ giúp trẻ phân biệt kỹ được mùi vị của từng món ăn với nhau. Hỗ trợ cho quá trình hình thành và phát triển vị giác của trẻ.
  • Trẻ có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn và tập phản xạ nhai – nuốt tốt hơn.
  • Hình thành thói quen tự lập: Việc bé tự ngồi trên bàn ăn và chọn món mà mình thích sẽ giúp bé hình thành tư duy tự chủ trong hành động. Điều này giúp bé phát triển được thói quen tự lập trên bàn ăn mà không phụ thuộc vào bố mẹ mớm cho ăn.
  • Tạo cho bé tâm lý thoải mái khi ăn, giúp bé khám phá hương vị từng món ăn.

Nhược điểm:

  • Chuẩn bị các món ăn khác nhau theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thường tốn nhiều thời gian vì phải qua nhiều công đoạn
  • Phải dự trữ thức ăn trong tủ lạnh: Mỗi món ăn trong thực đơn thường rất ít nên việc còn thừa lại thực phẩm và phải cất trữ là điều rất bình thường nhe mọi ngừ. Tuy nhiên, việc cất trữ thực phẩm qua ngày dễ làm mất đi độ tươi và mùi vị kém đi một phần nào đó.
  • Việc cho trẻ tự chọn món ăn dễ khiến những trẻ kén ăn chọn đi chọn lại một món ăn. Từ dó, làm lượng dinh dưỡng trẻ hấp thụ không còn đa dạng và khó cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết.

Những lưu ý khi cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.


3. Phương Pháp Ăn Dặm Bé Tự Chỉ Huy (Baby Led Weaning – BLW)

phuongphapandamtuchihuy

Ăn dặm tự chỉ huy hay còn gọi là Baby led Weaning – là phương pháp ăn dặm mà chúng ta chỉ là người chọn món ăn còn bé là người quyết định món ăn, cách ăn và khối lượng ăn mà bé thích. Nói cụ thể hơn, ở “phương pháp ăn dặm tự chỉ huy” trẻ được tự quyết định những món mà trẻ sẽ ăn trước hay ăn sau, thích ăn hoặc không thích ăn, trẻ ăn bốc, hay tự cầm thìa ( muỗng) múc ăn theo cách mà trẻ muốn… Vậy nên, điều này đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng quyết định và sở thích ăn uống của trẻ, để trẻ có thể tự do tìm hiểu và làm quen với việc ăn uống một cách tự nhiên nhất.

Ưu điểm, khi cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy:

  • Được trải nghiệm việc ăn uống bằng cách mà bé thích nên sẽ dễ tạo cảm giác vui vẻ và thoải mái hơn khi ăn giúp nhận biết được nhiều màu sắc, hương vị cũng như hình dáng của từng loại thực phẩm khác nhau.
  • Cùng ăn với gia đình cũng giúp tạo sự gần gũi và ấm áp hơn giữ trẻ với các thành viên trong gia đình.
  •  Giúp bé ăn một cách tự nhiên và có phản xạ nhai – nuốt tốt hơn.
  •  Phát triển thói quen ăn uống độc lập từ sớm

Nhược điểm:

  • Trẻ thường chỉ ăn những món mà trẻ thích, điều này có thể dẫn nguy cơ bị thiếu một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.
  • Ba mẹ cần phải kiên nhẫn và dọn dẹp, vệ sinh nhiều hơn vì trẻ có thể quăng đồ ăn đi, bôi đồ ăn lên mặt hay không chịu ăn.
  • Bé có thể bị nghẹn và sóc, vì đồ ăn chế biến ở dạng thô không được xoay hoặc ray nhuyễn như hai phương pháp ăn dặm trên.


 

Leave a Reply

Or