Kỷ luật con theo từng độ tuổi sao cho hiệu quả (Phần 1)

Ngày nay, việc dạy dỗ và kỷ luật con cái trở nên thách thức hơn hẳn so với các thế hệ trước. Do đó, ba mẹ cũng cần có những “chiến thuật” của riêng mình để dạy con theo từng giai đoạn phát triển. Thử xem các lời khuyên từ MarryBaby dưới đây có thể giúp ích gì cho bạn nhé.

Trẻ mới biết đi
Các bé dưới 1 tuổi chỉ nên làm quen với tính kỷ luật thông qua câu nói “Không” và hành động khẽ tay từ ba mẹ khi bé có ý định nghịch những đồ dễ vỡ, đồ dễ cháy nổ hoặc những đồ có khả năng gây hại cho bé, cũng như không được bỏ đồ vật có thể gây nghẹn hoặc ngộ độc vào miệng.

Tuy nhiên, khi bé ở giai đoạn biết đi, bạn có thể cần nhữnghình thức kỷ luật khác. Trước khi phạt con, bạn nên nhớ rằng những hành động thách thức của bé ở giai đoạn này thường là kết quả của một vấn đề nào đó mà bé đang gặp phải như lo lắng, bệnh tật hoặc đơn giản là bé không biết ba mẹ đang muốn gì ở bé. Bé cũng có thể thấy choáng ngợp với môi trường xung quanh, nhất là với những bé mới đi nhà trẻ.

Nuôi dạy trẻ: Kỷ luật con theo từng độ tuổi sao cho hiệu quả (Phần 1)

Hình thức phạt bé ở yên một chỗ chỉ vài phút nhưng thật nghiêm túc cũng có tác dụng trong việc dạy con ngoan

Cho dù lý do là gì, cách cơ bản nhất để ứng phó với các bé ở tuổi này là thu hút sự chú ý của bé sang một thứ gì đó tích cực hơn. Cách đánh lạc hướng này thường có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên nếu chẳng may chúng trở nên vô hiệu, bạn có thể thử giải pháp sau:

  • Đưa bé ra khỏi tình huống khó chịu đang gặp phải
  • Giữ bé ngồi trên đùi bạn, nhẹ nhàng nhưng kiên quyết nói với bé điều bạn muốn ở bé
  • Xử phạt bé ngồi một mình, dĩ nhiên là ở nơi an toàn, trong một thời gian nhất định, thường là 2-3 phút
  • Lấy đi món đồ gây nên sự quấy phá của bé như đồ chơi, sách truyện,…

Trẻ mẫu giáo
Trẻ ở tuổi chuẩn bị vào tiểu học đã có ý thức tốt hơn về những điều đúng – sai và bắt đầu có thể chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Hình thức kỷ luật với các bé tuổi này nên dựa trên độ tuổi và lổi mà bé phạm phải.

Một điều cần lưu ý là trẻ tuổi này thường thích bắt chước lời nói, hành động của người khác, bao gồm cả những việc mà ba mẹ thường làm như trang điểm, nấu nướng, lau nhà, lục lọi hộp đồ nghề sửa chữa điện, v.v… vì bé nghĩ như thế sẽ giúp ích được cho ba mẹ. Trong những trường hợp này, người lớn không nên la mắng hoặc trách phạt trẻ bởi vì bé hoàn toàn không thấy có gì sai trái trong những hành động của mình khi ba mẹ và người lớn trong nhà cũng thường làm thế.

Các hành vi của trẻ ở tuổi mẫu giáo cần được xử phạt nghiêm khắc bao gồm:

  • Đánh người khác
  • Giành giật đồ chơi, sách vở
  • Bắt nạt bạn bè hoặc em nhỏ
  • Nói dối
  • Cãi nhau
  • Không nghe lời ba mẹ

Cách kỷ luật phù hợp cho trẻ ở tuổi mẫu giáo:

  • Nói chuyện với con về sai phạm của bé, giải thích rõ ràng tại sao như thế là sai, gợi ý cho bé những gì bé có thể làm để sửa chữa sai lầm và để không tái phạm
  • Xử phạt bé ngồi yên một chỗ trong 4-5 phút
  • Cất đi một món đồ chơi yêu thích, giảm giờ xem TV hoặc một đặc quyền nào khác như là một hình phạt cho hành vi sai phạm của bé

 

 

theo: marrybaby

One thought on “Kỷ luật con theo từng độ tuổi sao cho hiệu quả (Phần 1)

Leave a Reply

Or