Phải làm sao khi con tảng lờ mọi hình phạt của cha mẹ?

Khi trẻ phải đối mặt với hình phạt, chúng thường tỏ ra rằng những điều đó không hề quan trọng và tảng lờ mọi thứ. Đó là lúc bạn cần làm theo 10 điều dưới đây.

 

Ảnh minh họa: Internet

Khi bạn đưa ra hình phạt và nghe con nói rằng: “Con không quan tâm”, thực ra câu đó có nghĩa là: “Bố/mẹ không thể làm con tổn thương”. Điều này là do việc phải gánh chịu hình phạt khiến trẻ cảm thấy bất lực. Lúc này, ý thức bản thân trỗi dậy, khiến trẻ phản ứng bằng cách nhún vai và nói những câu kiểu như: “Thế nào cũng được”, chỉ đơn giản để cảm thấy mình nắm quyền kiểm soáttrở lại.

Vậy phải làm sao để con tuân theo các hình phạt, kể cả khi chúng nói rằng chúng không hề quan tâm? Hãy làm theo các nguyên tắc dưới đây:

Áp dụng hình phạt có ý nghĩa

Gần như không bao giờ hiệu quả khi bạn đưa ra hình phạt vào lúc đang tranh cãi với con.Thông thường, ở thời điểm đó, các bậc cha mẹ sẽ quá khắc nghiệt hoặc quá khoan dung, bởi họ không thể nghĩ ra một hình phạt hợp lý.Vào lúc bình tĩnh, bạn nên ngồi lại và viết danh sách những hình phạt áp dụng trong từng trường hợp.Ngoài ra,hãy suy nghĩ xem bạn muốn con học được gì khi áp dụng hình phạt.Nên nhớ, hình phạtđó phải gắn liền vớibài học.

Đừng cho con nghe một bài diễn văn

Kể cả bạn có giải thích cụ thể, chi tiết đến mức nào, tất cả những gì con nghe thấy chỉ là: “Con không nên bla bla…” Nếu định phạt con mà bạn thấy con thường xuyên dùng điện thoại, hãy tịch thu điện thoại của con và nói: “Gia đình chúng ta không nói chuyện theo cách như vậy. Nếu không làm được điều đó thì con không được dùng điện thoại. Bố sẽ trả lại điện thoại cho con sau khi con nói chuyện lễ phép và đúng mực với gia đình trong 24 giờ tới”.

Đưa ra một hình phạt rõ ràng

Hình phạt bạn dành cho con càng rõ ràng, đơn giản thì càng mang lại hiệu quả cao. Như vậy, con sẽ biết mình phải gánh chịu hình phạt gì nếu phạm lỗi.Đừng phạt con khi cả 2 bên đều đang nóng giận. Hãy chờ đến lúc bạn và con bình tĩnh lại, sau đó nói về hình phạt một cách đơn giản và rõ ràng.

Nói chuyện với con để giải quyết vấn đề

Khi mọi chuyện đã lắng dịu, bạn có thể nói chuyện với con và cùng con đưa ra những giải pháp để kiểm soát cảm xúc.Ví dụ: nếu con đang cảm thấy khó chịu với em gái, hãy hỏi con: “Trong tương lai, nếu em gái lại khiến con cảm thấy khó chịu, con sẽ làm gì? Chúng ta hãy thử lập danh sách những giải pháp thay thế xem sao” hoặc “Thay vì hét lên với em, sao con không về phòng và nghe nhạc để hết bực mình?”

Chúng ta đều có lúc cảm thấy mệt mỏi, tức giận và muốn bùng nổ.Nhưng mỗi người đều phải học cách đối mặt với những cảm xúc như vậy.Một cuộc trò chuyện để giải quyết vấn đề có thể coi là cách hiệu quả nhất để làm điều đó.

Đừng bị lôi kéo vào một cuộc tranh cãi về hình phạt

Hãy hiểu rằng khi bạn đưa ra hình phạt, con sẽ muốn lôi kéo bạn vào một cuộc tranh cãi, đồng thời muốn chứng tỏ rằng mình không hề bị ảnh hưởng bởi hình phạt đó.Bạn không muốn bị mắc kẹt giữa một trận chiến tranh giành quyền lực và cũng không muốn hạ thấp lòng tự trọng của con, đừng quên điều đó.

Đừng khiến con đếm ngược đến ngày hình phạt kết thúc

Khi cảm thấy quá mệt mỏi và tức giận, rất nhiều bậc cha mẹ phạt con phải ở trong nhà trong một thời gian dài. Họ làm vậy với hi vọng con sẽ hiểu ra lỗi của mình và không tái phạm nữa. Thật ra đây là một sai lầm.Nếu kéo dài thời gian phạt, bạn chỉ đang dạy con đếm ngược đến ngày hình phạt kết thúc chứ không giúp con học được gì.

Tuy nhiên, nếu phạt con cho tới khi con hiểu được lỗi lầm, hình phạt sẽ mang đến hiệu quả cao hơn hẳn. Nếu con bị phạt không được chơi game trong 24 giờ, nên khuyến khích con làm điều gì đó để cải thiện hành vi. Cấm con chơi game trong 1 tuần sẽ chỉ khiến con chờ đợi đến ngày được chơi game trở lại chứ không khiến con cư xử tốt hơn chút nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng nếu phạt con trong 24 giờ, con sẽ cố thể hiện tốt để rút ngắn thời gian phạt. Nhưng nếu bạn phạt con quá lâu (30 ngày chẳng hạn), con sẽ chẳng buồn để tâm và phản kháng bằng cách không tuân thủ hình phạt.

Thu hút sự quan tâm của trẻ

Hãy đặt những câu hỏi thu hút sự quan tâm của trẻ. Ví dụ: “Lần sau bố đối xử bất công,con sẽ làm gì để mình không gặp rắc rối?” Nếu con bạn đang ở tuổi teen, con sẽ chẳng mấy quan tâm đến cảm nhận của bố. Có thể sau khi gây chuyện, con sẽ cảm thấy hối hận và xin lỗi, nhưng lần sau con vẫn tiếp tục làm như vậy. Do đó, hãy đặt những câu hỏi mà chủ thể là con, ảnh hưởng trực tiếp tới con, như vậy trẻ mới thực sự quan tâm, động não tìm ra câu trả lời và làm theo.

Làm sao biết hình phạt nào mang đến hiệu quả?

Các bậc cha mẹ thường đặt ra câu hỏi như vậy.Câu trả lời rất đơn giản, khi con tỏ ra là người có trách nhiệm nghĩa là hình phạt của bạn đã hiệu quả.

Những điều không bao giờ nên là hình phạt

Bạn không bao giờ nên phạt con không được tới buổi vũ hội ở trường. Đó là một cột mốc trong cuộc đời của con. Nếu bạn cấm con tới vũ hội, con sẽ không học được điều gì mà chỉ cảm thấy cay đắng. Cấm con chơi thể thao cũng vậy, cũng không phải một hình phạt phù hợp.

Đừng thể hiện sự chán ghét

Khi đưa ra hình phạt cho con, bạn nên kiên quyết và nhất quán, nhưng đừng bao giờ mỉa mai, châm biếm con bởi điều đó sẽ làm con tổn thương. Ngoài ra, hãy nhớ rằng biểu hiện khuôn mặt và ngữ điệu giọng nói của bạn còn thể hiện nhiều điều hơn cả lời nói. Bạn đang cố chỉ bảo cho con, chứ không phải khiến con cảm thấy chúng là nỗi thất vọng lớn lao của bạn.

 

 

theo: yeutretho

Leave a Reply

Or