Hội chứng rung lắc ở trẻ nguy hiểm thế nào?

Hội chứng rung lắc ở trẻ xảy ra khi trẻ bị rung lắc quá mạnh và thường xuyên làm ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Hội chứng này thường xảy ra khi trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Hội chứng rung lắc và những nguy cơ trẻ mắc phải

Trong giai đoạn này não bộ của trẻ chưa phát triển, xương sọ mềm, đầu chiếm tỷ trọng lớn của cơ thể, cơ cổ còn yếu chưa giữ được trọng lượng cho đầu. Khoảng giữa não bộ và xương sọ của trẻ có những khoảng trống. Vì thế, nếu trẻ bị rung lắc, đung đưa qua lại mạnh hay tung hứng trẻ sẽ dễ gây ra các hậu quả nghiêm trọng thậm chí gây tử vong ở trẻ vì khối não sẽ di chuyển theo quán tính, va đập xương sợ gây tổn thương. Hội chứng rung lắc ở trẻ còn được so sánh như tình trạng chấn thương sọ não ở người lớn.

hội chứng rung lắc ở trẻ 2

Hội chứng rung lắc có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Phòng ngừa hội chứng rung lắc ở trẻ?

Bố mẹ nắm chắc các dấu hiệu của hội chứng rung lắc

Nhiều người không nắm rõ các triệu chứng của hội chứng rung lắc nên chủ quan, thờ ơ mà không biết con mình đang gặp phải tình trạng gì. Trong khi hội chứng rung lắc này rất hay xảy ra trong đời sống sinh hoạt thường ngày khi chăm sóc trẻ. Nắm chắc các dấu hiệu về hội chứng rung lắc là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết.

hội chứng rung lắc ở trẻ 3

Bố mẹ nên nắm chắc các dấu hiệu của hội chứng rung lắc

Một số dấu hiệu của hội chứng rung lắc có thể xuất hiện trong khoảng 4 – 6 tiếng đồng hồ sau khi tác động có thể kể đến như trẻ chán ăn, buồn nôn, co giật, hôn mê, lờ đờ, bứt rứt, vật vã, ngủ mê, nhịp thở không đều, nằm ở tư thế ngửa đầu ra đằng sau,… Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Không nên rung lắc, tung hứng, đung đưa trẻ

Các phòng ngừa hội chứng rung lắc hiệu quả nhất vẫn là không nên rung lắc, tung hứng hay đung đưa trẻ quá mạnh hoặc thường xuyên. Rất nhiều người khi thấy con khóc, muốn dỗ dành hoặc đơn giản chỉ muốn chơi đùa với trẻ nên không ngại việc đung đưa, tung hứng.

hội chứng rung lắc ở trẻ 4

Tuyệt đối không nên tung hứng, đung đưa trẻ

Họ không biết rằng, những hành động này hoàn toàn có thể gây ra những nguy cơ rủi ro nghiêm trọng, để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Có thể trẻ rất thích thú, luôn cười to vui vẻ khi được tung hứng, nhưng những thương tổn có thể xảy ra kín từ bên trong và không ai có thể lường trước được. Chính vì thế, bố mẹ, người lớn không nên rung lắc trẻ, tung hứng, xoay vòng hay đung đưa trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Giữ bình tĩnh khi chăm sóc trẻ

Một số bố mẹ rất dễ mất bình tĩnh khi chăm sóc con. Chỉ cần con khóc la, khó chịu,… họ đều rất nóng lòng muốn dỗ dành hoặc muốn con nín ngay, từ đó dễ dẫn đến những hành động đung đưa, rung lắc trẻ.

Chăm sóc con nhỏ đòi hỏi sự cẩn thận và cả việc giữ bình tĩnh thật tốt. Khi trẻ khóc, tốt nhất bố mẹ nên đi tìm nguyên nhân chính xác và nhẹ nhàng dỗ dành con. Nếu nghi ngờ con mắc bệnh hoặc không được khỏe nên cứ khóc mãi, hãy đưa con đi khám thay vì thực hiện những hành động đung đưa, rung lắc trẻ.

Hội chứng rung lắc là một trong những hội chứng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì thế, bố mẹ, người chăm sóc cần chú ý cẩn thận hết sức để không em bé nào phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng mà hội chứng rung lắc có thể gây ra.

Xem thêm >> Trẻ bị rung lắc quá mạnh có thể mắc bệnh thần kinh

Leave a Reply

Or