Dạy con vâng lời

Nếu nghĩ rằng nhóc quậy 2 tuổi ở nhà chưa hiểu được những gì bạn nói, có lẽ bạn đã lầm rồi đấy! Trẻ 2 tuổi đã biết phân biệt những gì được phép và không được phép dựa trên thái độ, giọng nói, cử chỉ, ánh mắt… của ba mẹ. Dựa trên lời khuyên của các chuyên gia tâm lý tại Mỹ, MarryBaby sẽ chia sẻ cho bạn 6 bí quyết dạy con nghe lời khi bé mới 2 tuổi nhé!

day-con-biet-nghe-loi-1
Không phải lúc nào la mắng cũng tốt đâu nhé!

1/ Nghiêm túc tốt hơn la mắng

Khi sợ hãi, bé có xu hướng bướng bỉnh và cứng đầu hơn rất nhiều. Vì vậy, thay vì tức giận và la mắng con, bạn nên nghiêm túc nói với bé về những điều không tốt và hậu quả của việc đó. Bé có thể sẽ không hiểu được những mong đợi của bạn. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn bỏ qua và không giải thích cho bé về việc làm sai của mình. Một cuộc nói chuyện nghiêm túc có thể giúp bé hiểu rõ được tầm quan trọng của sự việc. Ít nhất, bé có thể biết sai và nhận lỗi.

2/ Giao tiếp bằng ánh mắt

Đôi mắt lạnh lùng là vũ khí tuyệt vời nhất khi bạn muốn bé nghe lời. Khi nói chuyện về những sai lầm của bé, bạn nên nhìn thẳng vào mắt con. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung và thấy được tầm quan trọng của vấn đề. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nhìn con bằng ánh mắt nghiêm khắc chứ không phải giận dữ đâu đấy!

3/ Lời nói đi đôi với việc làm

Khi bạn muốn yêu cầu bé làm gì, ngữ điệu và cách dùng từ của bạn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến bé. Bạn nên dùng từ ngữ rõ ràng, dứt khoát. Bên cạnh đó, bạn cũng phải sử dụng hành động đi kèm với lời nói của mình. Chẳng hạn như nếu muốn bé đi ngủ, thay vì chỉ nói không, bạn nên đưa bé vào phòng và tắt đèn. Bé sẽ hiểu là đã đến giờ đi ngủ và không thể làm gì để thay đổi quyết định của bạn được.

4/ Huớng dẫn cụ thể

Nếu bạn muốn bé cưng dọn dẹp đồ sau khi chơi, bạn nên đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và cụ thể. Thay vì nói một câu mơ hồ như “Con nên dọn dẹp đồ chơi của mình”, bạn có thể yêu cầu bé rõ ràng từng việc cụ thể. Chẳng hạn như “Đặt cái xe đó vào hộp màu xanh” hay như “Cất con búp bê đó vào hộp”, hướng dẫn cụ thể và chi tiết sẽ giúp bé biết mình cần làm gì.

5/ Đừng đòi hỏi quá nhiều

Dù bé đã nghe lời và biết làm một số chuyện nhưng dù sao, bé vẫn còn rất nhỏ và bạn không nên dành quá nhiều kỳ vọng rằng bé sẽ như người lớn ngay được. Bạn không thể mong mỏi con tự giác dọn dẹp đồ sau khi chơi hay biết bỏ quần áo dơ vào giỏ đồ. Nếu muốn con làm gì, bạn nên nhắc nhở bé.

Những sai lầm cần tránh trong cách nuôi dạy con Bạn có biết thậm chí trong khi ngủ, bé vẫn nghe và cảm nhận được sự cãi nhau của bố mẹ không? Nghiên cứu cho thấy rằng, đối với những trẻ có vấn đề về gia đình như thường xuyên thấy bố mẹ cãi nhau, thiếu đi tình yêu thương… sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn những bé khác. Có nhiều sai lầm tưởng…

6/ Đừng để nước mắt bé làm ảnh hưởng đến bạn

Hầu hết các mẹ sẽ khó kiềm chế nếu thấy con khóc. Đa số sẽ ôm con và vỗ về để bé nín khóc. Tuy nhiên, bạn có biết hành động đó sẽ làm “tiêu tan” hết những điều bạn vừa dạy con không? Theo lời khuyên của chuyên gia tâm lý, sau khi dạy bảo con, bạn nên để bé một mình trong 5 phút để bé tự tiếp thu “bài học” của mình

 Theo marrybaby

Leave a Reply

Or