10 tác dụng phụ khi mang thai

Mang thai quả là tin vui lớn lao đối với các mẹ đang trông ngóng con yêu. Tuy nhiên, đi kèm với tin vui này, mẹ bầu cũng phải đối mặt với 10 tác dụng phụ khó ưa khác.

1/ Huyết trắng

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ dễ dàng phát hiện thấy dịch nhầy có màu trắng đục “rò rỉ” từ “cô bé”. Chất dịch này chính là huyết trắng, thường không mùi hoặc có mùi hôi nhẹ. Nguyên nhân của sự xuất hiện huyết trắng là do sự tăng cao của lưu lượng estrogen và lưu lượng máu ở vùng âm đạo.

2/ Đầy hơi

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tập trung sản xuất hormone progesterone, hormone giúp các cơ bắp thư giãn. Việc nới lỏng các cơ bắp này làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến chứng đầy hơi, ợ nóng, khiến bạn cảm thấy khó chịu ở đường ruột.

3/ Chảy máu chân răng

Viêm nướu hay viêm lợi là tình trạng chung của các mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Lưu lượng máu và hormone progestorone tăng khiến vùng nướu của bạn trở nên nhạy cảm, và rất dễ bị chảy máu khi chịu sự tác động của bàn chải đánh răng hay chỉ nha khoa.

Mẹ đã biết cách chăm sóc răng miệng khi mang thai? Mẹ có biết rằng những phụ nữ mắc bệnh nha chu có nguy cơ sinh non hoặc trẻ nhẹ cân cao gấp 7 lần so với thai phụ có răng miệng khỏe mạnh?

4/ Táo bón

Khi thức ăn bị ứ đọng do bụng đị đầy hơi, khó tiêu, chắc hẳn hệ quả sẽ là mẹ bầu phải chịu đựng chứng táo bón. Bên cạnh đó, việc các chất thải không được tống khứ ra ngoài mà tích tụ lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại cho cơ thể cả thai phụ và thai nhi. Chưa kể việc phải dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Về lâu dài, táo bón có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác.

5/ Tiết nhiều nước bọt

Không hiếm mẹ bầu cảm thấy buồn nôn là do quá trình tiết nước bọt diễn ra quá nhiều và liên tục. Vì vậy, giải pháp thông thường là các mẹ đành phải tập thói quen khạc nhổ để loại bỏ bớt dịch nhầy khó chịu này.

6/ Bệnh trĩ

Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ vì nhiều lý do. Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên. Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.

“Cứu nguy” cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thai Bệnh trĩ thường xảy ra khi phụ nữ mang thai, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé.

7/ Ngứa ngáy

Thông thường, ngực và bụng sẽ là 2 bộ phận mẹ bầu luôn muốn gãi ngứa. Cơ thể của mẹ bầu tăng size rõ rệt nhất ở bụng và ngực, chính vì vậy không có gì lạ khi bạn luôn cảm thấy khó chịu ở 2 vùng da này.

ngứa ngáy khi mang thai
Khi da ngứa, mẹ bầu có thể dùng kem dưỡng để làm dịu bớt cảm giác khó chịu 8/ Chảy máu cam

8/ Chảy máu cam

Khi mang thai, mũi mẹ cũng phình to ra do sự tăng cao của lưu lượng máu. Chính vì nguyên do này, mẹ bầu thường hay chảy máu cam.

9/ Sưng và phù nề

Chứng sưng chân, tay cũng không có gì lạ với mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu sưng quá đi kèm đau nhức, mẹ bầu phải đi thăm khám ngay lập tức để tránh những biến chứng thai kỳ nguy hiểm.

10/ Viêm âm đạo do nấm

Bình thường, “cô bé” vốn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ. Khi mang thai, lại càng tạo điều kiện cho nấm phát triển, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm âm đạo cho mẹ bầu.
Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or