Chế độ ăn dặm & uống sữa cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi làm sao để biết trẻ đã có thể ăn dặm?

Những biểu hiện cho thấy con đã sẵn sàng để có thể thử những muỗng bột đầu tiên:

an-dam-cho-be

• Bé đã có thể ngồi tựa lưng vững vàng, nghĩa là có thể ngồi đúng tư thế để nuốt thức ăn.

– Đùn lưỡi ra vào nhiều khi nhìn người lớn ăn.

– Có vẻ đói sau khi đã bú mẹ 8-10 lần hoặc sau khi đã uống khoảng 1 lít sữa công thức trong một ngày.

• Bé đã biết giữ được món bột trong miệng và sau đó nuốt chúng, bé không còn dùng lưỡi để đẩy thức ăn ra khỏi miệng.

• Biết nhai. Để bắt đầu ăn bột, miệng và lưỡi của bé đã có thể kết hợp di chuyển thức ăn sau khi đưa vào miệng và nuốt. Bé cũng cần học cách nuốt một cách thành thạo.

Khi bé có những dấu hiệu như nhìn người lớn ăn, miệng chóp chép, nuốt nước bọt sau vài tuần, thì mẹ hãy cho bé tập ăn dặm. Trong nước bọt chứa men amylaza tiêu hóa tinh bột, khi bé tiết nước bọt có nghĩa là bé đã có thể tiêu hóa được tinh bột.

P/s: LÀ TẤT CẢ CÁC DẤU HIỆU TRÊN CHỨ KHÔNG PHẢI CHÌ 1 TRONG CÁC DẤU HIỆU ẤY

HỌC VIỆN NHI KHOA MỸ khuyên nên cho bé uống sữa tối thiểu đến 6 tháng tuổi– dù cho bố mẹ nhận thấy rằng trẻ đã rất muốn và đã sẵn sàng để ăn bột.

Trước tiên, CHỊ BKLN muốn nói rõ là:

TẤT CẢ CHẾ ĐỘ ĂN DẶM HAY MÓN ĂN DÀNH CHO TRẺ dù là theo chế độ nào, nấu theo hình thức nào đều chỉ MANG TÍNH THAM KHẢO, vì sao vậy?

VÌ KG CÓ TRẺ NÀO GIỐNG TRẺ NÀO

Mẹ chăm con cần phải biết linh động tìm hiểu và ứng dụng cho con mình, cái gì hợp thì dùng, không hợp thì bỏ ra chứ không phải là áp dụng rặt khuôn là sẽ hợp với con mình.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, với trẻ bú bình nên uống theo liều lượng gợi ý của hãng sữa ghi trên vỏ hộp.

Tuy nhiên, dù uống nhiều hay ít, trẻ dưới 06 tháng cũng không nên uống quá 150ml sữa/lần uống. Đây là lượng sữa thích hợp cho bé tiêu hóa/lần ăn. Và trẻ trên 6 tháng nếu uống dưới 150ml sữa 1 lần cũng không đủ dinh dưỡng.

Bé qua 6 tháng sẽ bú tăng lên từ 150 – 80ml, dần dần đến 12 tháng bé uống được từ 200 – 250ml/lần.
Bé từ giai đoạn 9-12 tháng, ngoài các bửa ăn dặm, bé cần bú từ 800 – 1000 ml sữa mỗi ngày.

LƯỢNG SỮA BÉ CẦN CHO MỖI CỬ – THEO TỪNG THÁNG TUỔI

TỪ 0 – 1 THÁNG
30-90ml/lần
Mỗi cữ: 2-3 tiếng. 8-12 lần mỗi ngày.
Tổng lượng sữa hợp lý: Từ 300 -700 ml sữa tổng cộng cả ngày.

TỪ 1-3 THÁNG
90ml- 120ml /lần
Mỗi cữ: 2-3 tiếng. Khoảng 8 -9 lần mỗi ngày.
Tổng lượng sữa hợp lý: Từ 700 – 1.000 ml sữa tổng cộng cả ngày.

TỪ 4 – 6 THÁNG
120 – 150ml /lần
Mỗi cữ: 2-3 tiếng. 7- 8 lần mỗi ngày.
Tổng lượng sữa hợp lý: 900 – 1.200 ml sữa tổng cộng cả ngày.

CÁC NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ KHI TẬP CHO BÉ ĂN DẶM

THỜI ĐIỂM ĂN DẶM?

NÊN CHO CON ĂN DẶM LÚC NÀO?

Câu trả lời là không nên cho trẻ ăn dặm trước khi trẻ được 6 tháng tuổi. Nhiều mẹ nghe theo ông bà, hàng xóm với các kiến thức trước kia, luôn có xu hướng muốn cho con “biết chạy” trước khi “biết bò” với hi vọng con không thua kém bạn bè.

Mới tháng thứ 4, mẹ đã cho con ăn dặm. Điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ vì cơ thể trẻ chưa có đủ các chất men cần thiết để tiêu hóa những chất ngoài sữa mẹ.

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới thì bé 6 tháng mới nên ăn dặm, tuy nhiên tuỳ theo từng trường hợp cụ thể thời gian có thể xê dịch một chút (MỘT CHÚT thôi nha). Bé nào ăn sữa công thức, không bú mẹ thì cũng có thể cho ăn sớm 1 chút.

Thường đến 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có biểu hiện thích thú khi cho các thức ăn không phải là chất lỏng vào miệng. Đa số trẻ bắt đầu mọc răng, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai. Lúc này, bộ máy tiêu hóa của trẻ đã phát triển hoàn thiện hơn, có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc. Vì thế, đây là thời điểm thích hợp nhất để các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm.
Nếu cho ăn sớm, cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột, gây mệt cho bé. CÁC MẸ NÊN NHỚ ĐIỀU NÀY !!!

Ăn dặm sớm cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là bệnh tiêu chảy vì thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn, yếu tố tăng cường miễn dịch và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sữa mẹ.

Ngoài ra, ít mẹ hiểu rõ rằng: Các loại ngũ cốc, rau quả từ thức ăn bổ sung cũng có thể làm hạn chế việc hấp thụ sắt trong sữa mẹ, khiến trẻ bị thiếu máu.

CHUẨN BỊ QUÁ TRÌNH ĂN DẶM CHO TRẺ
Để chuẩn bị cho quá trình ăn dặm của trẻ, từ cuối tháng thứ 4 sang đầu tháng thứ 5, mẹ nên bắt đầu cho bé “nhấm thử” những vị món này món kia ngoài sữa mẹ. Lưu ý, chỉ “nhấm thử” chứ không “ăn”.

Ví dụ, thỉnh thoảng, dùng đầu đũa hay đầu muỗng chấm một chút xíu hoa quả, nước canh, nước soup, trên đầu muỗng và chạm vào môi bé. Những lần “nhấm thử” này ít đến nỗi sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến hệ tiêu hóa của bé. Nhưng cái sẽ cho con cảm nhận được mùi vị khác lạ ngoài hương vị của sữa mẹ hay sữa bột hàng ngày trẻ đang ăn.

Từ giữa tháng thứ 5 hoặc sang đầu tháng thứ 6, mới bắt đầu nên tập cho trẻ ăn dặm theo công thức: từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, và bắt đầu tập ăn với loại bột dạng ngọt có chứa vị sữa như: bột gạo + sữa, bột lúa mạch + sữa (các loại ấy có vị sữa dễ tập hơn)

Một nguyên tắc cần nhớ khi cho con ăn dặm là tập cho bé ăn ít từng muỗng một, sau đó tăng dần lên, lúc đầu ăn bột nhuyễn sau chuyển sang thô dần, chuyển dần từ lỏng sang đặc.

Lúc đầu, chỉ cho con ăn được 1-2 thìa bột pha loãng. Từ 2-3 tuần sau, mới nên cho bé ăn được nửa bát bột một ngày (bát nhỏ dùng để đựng nước chấm). Nên cho con ăn buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy hay ở cữ ăn thứ 2 trong ngày của con từ 9-11h tùy bé. Trẻ mới ăn dặm khó tiêu hóa nên nếu cho bé ăn nhiều bột, bé sẽ dễ bị rối loạn.

Nên cho bé ăn loại bột ngọt, 1 tháng sau đó mới bắt đầu tập cho bé ăn bột mặn, nhưng vẫn ăn bột ngọt là cữ chính.

Trong 2 tháng đầu tập ăn, chỉ nên tập cho bé ăn từng loại thực phẩm, hoặc 2 loại khi kết hợp với bột ăn dặm. Từ từ mới kết hợp tăng dần lên đa dạng các loại thực phẩm.

Nếu tăng lượng thì chỉ cho bé ăn từng phần nhỏ mỗi lần. Mục đích của giai đoạn này chỉ là tập ăn và giới thiệu mùi vị của các loại thực phẩm mà thôi, sữa vẫn là chính, do đó nếu như bé không khoái lắm thì cũng đừng quá sốt ruột hay lo lắng.

NÊN CHO CON ĂN LOẠI BỘT GÌ

Tốt nhất là nên bắt đầu với các dạng bột gạo, bột ngũ cốc có trộn với sữa, chúng không có gluten và hiếm khi gây dị ứng hơn các thực phẩm khác.
Nếu bé có vẻ không thích ăn, hãy để bé ngửi và nếm 1 chút thức ăn trên đầu lưỡi và đợi cho đến khi bé thể hiện sự niềm nở với việc ăn bột hơn.

CHO CON ĂN DẶM VÀO THỜI GIAN NÀO TRONG NGÀY

Khi bắt đầu tập ăn và trong thời gian trẻ ăn 1 cữ/ngày, nên cho bé ăn vào buổi sáng hoặc trưa. Không nên cho con ăn vào buổi chiều hay tối

Không nên bắt đầu tập bé ăn bột khi bé có vẻ mệt hay đang bị ốm. Trong 1, 2 tháng đầu ăn bột, hôm nào bé bệnh có thể ngưng bột hoàn toàn, chỉ cần cho bé uống sữa. Giống như người lớn khi bệnh cũng đâu có muốn ăn, chỉ muốn uống thôi. Có ăn được cũng khó tiêu hơn.

CHẾ ĐỘ ĂN VÀ BÚ CỦA TRẺ TỪ 6 ĐẾN 12 THÁNG TUỔI

THÁNG THỨ 6 – BÉ BẮT ĐẦU TẬP ĂN DẶM

Sáng từ 7- 8h: Ăn dặm bột

Lưu ý: trong 1-2 tuần đầu khi mới tập cho bé ăn, chỉ được cho con ăn vài muỗng bột và cần cho bé uống thêm sữa ngay trong cử ăn dặm ấy mới đủ 1 cữ ăn của con.

Từ 9-10h30: Bú 1 cữ 150 ml

Ghi chú: Đó là lượng sữa chuẫn nhất cho bé 6 tháng tuổi, bé nào bú ít hơn thì ít nhất cũng phải bú 120ml và thời gian đói sẽ nhanh hơn => cữ bú tăng lên 1-2 cữ so với bé đủ lượng sữa 150ml/lần mới đủ dinh dưỡng.

Bé nào bú không đủ như vậy sẽ dễ bị chậm tăng cân hơn. Bé bú háu hơn thì tới giữa tháng hay cuối tháng thứ 6 là đã bú được 180ml/lần bú.
Mẹ có thể cho con ăn dặm ở cữ bú đầu tiên hay ở cử bú thứ 2 điều được. Ở 2 cữ ấy là bé dễ tiêu hóa nhất trong tháng đầu ăn dặm.

Từ 12- 1h00 trưa: Bú 1 cữ 150 ml

Ở giữa cữ bú này với cữ bú kế tiếp mẹ có thể cho con tập uống nước hoa quả. Nhưng lưu ý kg nên tập cùng lúc với việc cho bé tập ăn bột, sẽ khiến hệ tiêu hóa bé phảo TẬP nhiều thứ cùng lúc dễ sinh ra rối loạn. Bắt đầu 6 tháng tập ăn, thì sau đó 1-2 tuần mới nên tập cho bé uống nước hoa quả. Vài tập 1,2 muỗng mới tăng dần lên. Bé 6 tháng kg nên uống nhiều nước hoa quả và chưa nên tập ăn sữa chua, phô mai hay váng sữa ngay lúc này.

Từ 3h- 4h 00 chiều: Bú 1 cữ 150 ml
Giữa cử này với cử sau cũng có thể tập cho bé ăn hoa quả nghiền và cũng kg nên tập ngay trong thời gian đầu tập cho bé ăn bột. Sau thời gian này kg nên tập cho bé ăn gì khác ngoài việc uống sữa. Thời gian chiều và nhất là buổi tối hệ tiêu hóa sẽ hoạt động kém hơn. Ở người lớn cũng vậy, trẻ con còn kém hơn.

Từ 5 h30 – 6h 30 chiều: Bú 1 cữ 150 ml

Từ 8h – 9h tối: Bú 1 cữ 150 ml

Có bé thức khuya hơn hay háu bú sẽ còn bú thêm 1 lần nữa rồi mới ngủ.

Cữ khuya: Có bé tháng thứ 6 đã ngủ 1 giấc tới sáng khg còn bú cữ khuya nữa, có bé vẫn đói và khóc đòi bú (như con gái bkln giờ vẫn bú cữ khuya từ 1-2 h khoảng 120ml, 5h sáng bú thêm khoảng 90ml nữa, không cho bú thì khóc ). Bé nào gầy, chậm tăng cân, nên bú thêm cữ khuya, mẹ cho bú bằng cách đến giờ đó bật đèn thật sáng và đút sữa cho bé bú, hay cho bú mẹ, được bi nhiêu thì bi, xong rồi lại tắt đèn ngủ tiếp (trẻ nào dễ ngủ lại hãy áp dụng).

Bé nào bú mẹ thì 1 cữ bú cũng phải bú được lượng sữa tương đương như vậy mới đủ để cho bé phát triển.

THÁNG THỨ 7 – VẪN CHỈ ĂN DẶM 1 CỬ DUY NHẤT

Sáng từ 7-8h: Ăn dặm bột (Nếu cữ này bé bú thì đổi lại cử sau ăn)

Lúc này bé đã ăn được hẳn 1 cữ bột đầy đủ. Lượng bột 1 lần ăn từ 150 -200ml (tùy bé). Và không cần uống thêm sữa ngay trong cử ăn dặm nữa.

Lưu ý: Cho ½ muỗng dầu oliu hay dầu gấc vào bát bôt, tháng thứ 6 mới tập ăn không nên cho dầu ăn vào vội sẽ khiến bé khó tiêu hơn (2 loại dầu này là bổ dưỡng và thơm ngon, thích hợp nhất với bé)

Từ 9-10h30: Bú 1 cữ từ 180 – 200 ml

Bé nào bú ít hơn thì thời gian đói sẽ nhanh hơn => cữ bú sẽ tăng lên 1-2 cữ.

Từ11h00 -11h30: cho con uống nước hoa quả. Chỉ trong khoảng 30-50ml, sẽ kích thích vị giác giúp con bú cữ sau ngon hơn. Nước hoa quả ăn nên uống cách ngày, tuần ăn từ 2-3 lần, chưa nên uống mỗi ngày.

Lưu ý: khi uống nước hoa quả ít nhất sau 30 phút mới được uống sữa. Thời gia ống nước trái cây và sữa gần nhau sẽ khiến tính acid của trái cây khiến sữa bị chất tủa, gây lên men sữa khiến bé khó tiêu.

Từ 12- 1h00 trưa: Bú 1 cữ từ 180 – 200 ml

Từ 2h00 – 3h00: Có thể cho con ăn 1 ít trái cây nghiền (Ăn lượng bao nhiêu, có trộn thêm sữa hay không tùy khẩu vị và như cầu dinh dưỡng của mỗi bé. Bé không muốn ăn tiếp thì nên ngưng lại ngay kg nên ép)

Trẻ 7 tháng tuổi chỉ nên ăn trái cây nghiền cách ngày, tuần ăn từ 2-3 lần, chưa nên ăn mỗi ngày. Ngày nào uống nước hoa quả thì kg cần thiết phải ăn trái cây nghiền, vì 2 loại đó cũng là 1 hình thức bổ sung các vitamin như nhau. Trẻ mới 7 tháng ăn nhiều thành ra no hơi bú ít lại thành ra lại phản tác dụng.

Lưu ý: Trẻ dưới 1 tuổi kg nên trộn sữa đặc có đường hay sữa tươi vào hoa quả nghiền sẽ khó tiêu hóa và dễ bị dị ứng.

Từ 4h 00 – 5h00 chiều: Bú 1 cữ từ 180 – 200 ml
Từ 7 h00 – 8h tối: Bú 1 cữ 180 – 200 ml

Có bé ngủ sớm, trước 9h, thì cữ cuối bú mẹ lai rai là ngũ luôn, có bé háu bú hay thức khuya hơn sẽ còn bú thêm 1 lần nữa rồi mới ngủ.
Cữ khuya: Tùy từng bé như đã nói ở tháng thứ 6.

Lưu ý: Cũng như khi tập ăn bột dạng ngọt, trong 1-2 tuần đầu khi mới tập cho bé ăn bột mặn, chỉ nên tập con ăn vài muỗng bột mặn và cho bé ăn thêm bột loại ngọt ngay trong cử ăn dặm ấy mới đủ 1 cữ ăn của con.

Tổng lượng sữa hợp lý: 800 – 1.000 ml sữa tổng cộng cả ngày.

THÁNG THỨ 8 – BÉ BẮT ĐẦU ĂN DẶM 2 CỬ và TẬP ĂN BỘT MẶN

Sáng từ 7-8h: Tập ăn dặm bột dạng mặn (Tập con ăn vài muỗng bột mặn và cho bé ăn thêm bột ngọt cho đủ 1 cử. Nếu cữ này bé bú thì đổi lại cử sau ăn)
Lượng bột 1 cử ăn ở tháng này vẫn chỉ từ 150 -200ml (tùy bé). Và không cần uống thêm sữa ngay trong cử ăn dặm nữa.

Từ 9-10h30: Bú 1 cữ từ 180 – 200 ml
Từ 11h00 -11h30: cho con uống nước hoa quả. Chỉ trong khoảng 30-50ml, sẽ kích thích vị giác giúp con bú cữ sau ngon hơn.

Tháng thứ 8 có thể cho bé uống hoa quả xen kẽ cách ngày với ăn hoa quả nghiền (hôm nay uống nước thì hôm sau ăn hoa quả nghiền). Có thể ăn giấc này hay ăn vào buổi lỡ từ 2h00 – 3h00

Từ 12- 1h00 trưa: Ăn 1 cữ bột ăn dặm loại ngọt

Từ 2h00 – 3h00 : Bé nào tiêu hóa tốt có thể ăn thêm cữ lỡ từ 2h00 – 3h00 (sữa chua (chỉ ăn khoảng 1/3 hũ), nước hoa quả, hoặc hoa quả nghiền, có thể bắt đầu tập ăn vài thìa nhỏ phô mai hay váng sữa. Nhưng kg nên ăn cả 3 loại sữa chua, phô mai và váng sữa trong 1 ngày)

Từ 4h 00 – 5h00 chiều: Bú 1 cữ từ 180 – 200 ml

Từ 7 h00 – 8h tối: Bú 1 cữ 180 – 200 ml
Có bé ngủ sớm, trước 9h, thì cữ cuối bú mẹ lai rai là ngũ luôn, có bé háu bú hay thức khuya hơn sẽ còn bú thêm 1 lần nữa rồi mới ngủ.

Ghi chú: Lượng sữa và cữ sữa bé bú trong tháng thứ 7 và thứ 8 gần như nhau, chỉ trong khoảng ấy không thay đổi nhiều. Có bé ăn ngày 2 cữ bột sẽ no lâu hơn và giảm lại 1 cử bú, như vậy cũng bình thường. Khi nào bé giảm cử bú mà tăng cân chặm hẳn thì mới đáng lo và nên tăng lại cữ bú cho con.

Tổng lượng sữa hợp lý: 800 – 1.000 ml sữa tổng cộng cả ngày.
Cữ khuya: Tùy từng bé như đã nói ở tháng thứ 6 & 7.

Từ tháng thứ 8 mới nên tập cho bé ăn các loại thịt heo, bò, gia cầm, chưa nên ăn cá dễ gây tiêu chảy và dị ứng. Nghĩa là các loại mẹ mua về chế biến thêm cho con chứ tính thịt cá có trong các loại bột mặn đóng hộp.

THÁNG THỨ 9 – BÉ ĂN DẶM 2 CỬ và TẬP ĂN CHÁO NHUYỄN

Sáng từ 7-8h: Ăn 1 cử bột mặn (Nếu cữ này bé bú thì đổi lại cử sau ăn)
Lượng bột 1 cử ăn ở tháng thứ 9 từ 200ml -250 ml (tùy bé).

Từ 9-10h30: Bú 1 cữ 200 ml
Từ 11h00 -11h30: cho con uống nước hoa quả. Khoảng 50ml

Từ 12- 1h00 trưa: Ăn 1 cữ bột ăn dặm loại ngọt hoặc ăn bột mặn đều được.
Cử này bắt đầu tập ăn cháo nhuyễn (thật nhiễn) nếu bé ăn không tốt, có dấu hiệu khg muốn ăn tiếp hay nôn trớ thì chuyển sang ăn bột cho con được no.

Nên tập cho con ăn cháo ngọt trước 1-2 tuần, sau đó mới tập ăn cháo mặn. Khi tập con ăn cháo ngọt thì nên cho con ăn bột mặn ở cữ còn lại trong 2 cữ ăn dặm.

Tùy theo nhu cầu của từng trẻ, có thể ăn thêm cữ lỡ từ 3h00 – 4h00 như tháng thứ 8 (sữa chua ăn được ½ hũ, nước hoa quả 50ml, hoặc hoa quả nghiền, có thể ăn vài thìa nhỏ phô mai hay váng sữa. Và chỉ nên ăn 1 trong 3 loại trong 1 ngày)

Từ 5h 00 – 6h00 chiều: Bú 1 cữ 200 -240ml
Tối trước khi ngủ Bú 1 cữ 200 -240ml.

Tháng này bé chỉ nên ăn 2 cữ, sang tháng thứ 10 mới nên ăn 3 cữ, Bé nào suy dinh dưỡng hay tăng cân kém, tháng thư 10 cũng chỉ nên ăn 2 cữ, để bú nhiều hơn con mới mau tăng cân được. Các mẹ là luôn SAI LẦM về vấn đề này cứ tưởng con ăn nhiều sẽ tăng cân.

Cữ khuya: Tùy từng bé
Tổng lượng sữa hợp lý: 800 – 1.000 ml sữa tổng cộng cả ngày.

Như con gái chị BKLN 12 tháng mẹ mới cho ăn 3 cữ vì thấy trước đó con không muốn ăn cữ thứ 3, tập vài lần, cho nhưng cứ nhè ra nên thôi. Nên áp dụng cái gì cũng vậy, phải xem biểu hiện của con mình thế nào, có muốn ăn kg, ăn vào có hay nôn trớ, có bị đi phân sống, đầy bụng, tiêu chảy không. CÓ mà bị mấy ngày không giảm THÌ NGƯNG NGAY LẠI

LƯU Ý: BÉ ĂN 3 CỮ SỚM SẼ CÓ NGUY CƠ BỎ BÚ SỚM!

THÁNG THỨ 10 – CÓ THỂ ĂN DẶM 3 LẦN

(Nếu con không bị chậm tăng cân hay bị suy dinh dưỡng)

Nói có thể nghĩa là bé nào muốn bú nhiều, chỉ ăn 2 cử cháo sáng và trưa cũng được, không có vấn đề, không sợ bé chậm lớn nếu bé vẫn bú đầy đủ. Thực tế là tình trạng trẻ nhẹ cân chậm lớn hiện nay đến 90% là do bé bú ít mà ăn nhiều trong 12 tháng đầu. Vì các bé rất HAY BỎ BÚ, bú ít hẳn sau khi ăn được 3 cử.

Sáng từ 7-8h: Ăn 1 cử bột mặn hoặc cháo ngọt (Nếu cữ này bé bú thì đổi lại cử sau ăn)
Lượng bột hoặc cháo cho 1 cử ăn ở tháng thứ 10 từ 200ml -250 ml (tùy bé).

Từ 10h- 10h30: Bú 1 cữ 200 – 240 ml
Từ 12- 1h00 trưa: Ăn 1 cữ bột ăn dặm loại mặn.

Cữ lỡ từ 2h30 – 3h30: bú 1 cữ lỡ chừng 180-200ml, hoặc không bú thì ăn hoa quả nghiền (có thể trộn sữa), hoặc sữa chua ăn (đã ăn được 1 hũ), hoặc nước hoa quả 50 -70ml (1 trong 3 chứ không phải cả 3 loại nha các mẹ)

Từ 5h 00 – 6h00 chiều: Ăn 1 cữ bột ăn dặm loại ngọt hoặc mặn đều được.
Cữ thêm lúc 8h tối: uống hoặc bú từ 150 – 200ml sữa. Có bé bú thêm cữ này có bé không, bé nào gầy thì tới giờ này mẹ nên dụ cho bú thêm ít nhiều gì cũng tốt hơn.

Tối trước khi ngủ Bú 1 cữ 200 – 240ml.
Cữ khuya: Tùy từng bé

Tổng lượng sữa hợp lý: 700 – 900 ml sữa tổng cộng cả ngày
Từ tháng thứ 10, mới nên bắt đầu tập cho bé ăn các loại hải sản như tôm, cua, còn cá biển để qua 1 tuổi mới tập và chỉ nên ăn ít vì trong cá biển chứa hàm lượng thủy ngân cao không tốt cho trẻ.

THÁNG THỨ 11 và tháng 12

Các cữ ăn như tháng thứ 10. Bé ăn nhiều hơn ở mỗi cữ cháo khoảng 50ml

Từ tháng thứ 10 trở đi, mẹ nên chế biến đa dạng món cháo con con, có thế thay cháo bằng các loại súp đặc nhiều dinh dưỡng như súp bắp gà với kem sữa, súp đậu nấm với sữa, …
….

Các MẸ để ý sẽ thấy cách tập bé ăn ở trên có trình tự rất hợp lý như:

– Tháng thứ 6 BÉ bắt đầu tập ăn sẽ ăn bột ngọt, ăn 1 cữ duy nhất

– Tháng thứ 7 BÉ khi bé đã ăn được nguyên cử bột ngọt thì mới chuyển sang ăn bột mặn, để có gì ăn chưa quen, ăn được 2-3 muỗng lại ăn tiếp bột ngọt. Và tại sao tháng thứ 7 bé chỉ nên ăn 1 cữ? Vì bé mới ăn rành ăn bột ngọt và tập ăn bột mặn ăn, chưa thích nghi ngay được, nếu giờ lại ăn thành 2 cữ sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị GÁNH NẶNG hơn.

– Sang tháng thứ 8 khi bé đã ăn bột mặn rành rồi mới bắt đầu ăn 2 cữ, 1 ngọt, 1 mặn là quá hợp lý rồi còn gì . Và lúc này mới tập ăn thêm thịt do mẹ chế biến. Nghĩa là mỗi 1 giai đoạn chỉ nên tập dần từng việc, như vậy hệ tiêu hóa mới hoạt động tốt được, càng đốt ngắn giai đoạn càng dễ rối loạn.

GHI CHÚ: Trong tháng đầu tập ăn, nên cho con ăn với các dạng bột được đóng hộp bán ở siêu thị của các hãng trong và ngoài nước. Chưa nên pha chế với các dạng thực phẩm khác ở tháng đầu tập ăn bột.

Trong giai đoạn tập ăn dặm VÀ CẢ TRONG NĂM ĐẦU Ở TRẺ thì SỮA vẫn là chính. Mỗi loại thức ăn, cho bé thử khoảng 2,3 bữa liên tiếp, nếu thấy bé ăn được rồi mới chuyển sang thử món mới. Chứ không có kiểu tập ăn món này con chưa quen đã tập sang món khác, lại bảo con không biết ăn.

Nếu thấy bé ăn món nào bị đi phân sống ngày 4-5 lần trở lên nghĩa là bé CHƯA THÍCH HỢP ăn món đó, cần ngừng ngay món ấy và hỏi … BKLN

Lưu ý: Không nên mua sữa, bột ăn dặm cho con không rõ nguồn gốc, bày bán ở các cửa hàng bên ngoài và cứ yên tâm chất lượng theo “đảm bảo miệng” của người bán rằng đó là hàng xách tay trực tiếp từ Pháp, Nhật, Hàn, … Các dạng sữa, bột ăn dặm cho bé được đóng hộp cần được bảo quản trong nhiệt độ thích hợp, từ 25 đến dưới 30 độ, nhưng hầu hết các cửa hàng bán lẻ đều không đảm bảo nhiệt độ bảo quản chất lượng thực phẩm cho trẻ.

Thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, bảo quản kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ăn cũng như không, thiếu dinh dưỡng và chậm lớn. Với những loại thực phẩm chế biến sẵn trong thành phần có proteine (đạm), nếu không được bảo quản tốt, chất này sẽ tự phân hủy ở nhiệt độ bình thường. Nhiệt độ càng cao, tốc độ phân hủy càng nhanh, tạo thành chất amoniac sẽ gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.

Tất nhiên là cũng có bé ăn dặm sớm rất tốt, nhưng đó chỉ là số ít, và nếu bé ăn sớm được, tiêu hóa tốt cũng kg nên ăn nhiều.

Rất nhiều tình trạng mẹ cho con ăn sớm, con ăn được vậy là cho con ăn nhiều cử hẳn luôn, sau 2-3 tháng vậy là con bỏ SỮA, sau đó thì đứng cân 5-7 tháng và bị suy dinh dưỡng luôn, coi như kế hoạch chăm con của mẹ BỊ PHÁ SẢN, chỉ có thiệt chứ đâu có lợi.

NÊN! Mẹ nào tin, yên chí thì áp dụng cho con, cũng như việc BKLN tư vấn sản phẩm hay thuốc cho bé cũng vậy, mẹ nào thấy thực sự yên tâm hãy áp dụng, không thì vừa cho con uống vừa hồi hộp.

Chưa biết hiệu quả ở con thế nào nhưng mẹ thì đã có nguy cơ ĐAU TIM …

Theo Bé Khỏe Lớn Nhanh

39 thoughts on “Chế độ ăn dặm & uống sữa cho bé từ 6 – 12 tháng tuổi làm sao để biết trẻ đã có thể ăn dặm?

Leave a Reply

Or