Bệnh biếng ăn ở trẻ và tất cả những điều bạn cần phải biết

Biếng ăn là một loại bệnh tạp thường gặp thấy ở trẻ nhỏ, biểu hiện chính của bệnh là không muốn ăn kéo dài, vừa giảm lượng ăn, vừa không muốn ăn. Phần nhiều là trẻ ở độ tuổi lên 5 trở xuống, nhiều nhất là từ 1 – 3 tuổi. Trẻ biếng ăn chủ yếu là do rối loạn về chức năng tiêu hóa của dạ dày, đường ruột. Nguyên nhân thường được biết là do cho ăn uống không thỏa đáng, thay đổi hoàn cảnh sống, tinh thần căng thẳng, ảnh hưởng của bệnh tật và thuốc thang v.v… Thời gian biếng ăn kéo dài làm trẻ thiếu dinh dưỡng, người yếu đuối, sức đề kháng giảm, vì vậy càng dễ phát sinh các bệnh tật khác, tạo ra hậu quả xấu.

bd3346ba561b5b55180dd1441a09d1ee_XL

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

     1) Chữa bệnh này không thể là đơn thuần (như thuốc chẳng hạn), mà cần phải có biện pháp tổng hợp như: định giờ, định lượng ăn uống, không ăn kiêng khem cũng không ăn linh tinh, phải tạo ra một cách ăn uống tốt. Nên theo thích thú về màu sắc của trẻ để tạo ra món ăn, cùng cần một số thuốc hỗ trợ tiêu hóa và chuyển hóa, khi cần phải điều trị bằng thuốc chế từ kẽm (Zn).

     2) Tốt nhất là không ăn hoặc ăn uống ít những thực phẩm như nước lạnh, hoa quả ướp đá, loại nhiều dầu mỡ và các loại bánh quá ngọt (bánh trung thu).

     3) Trẻ ngủ không ngon cũng ảnh hưởng tới ăn uống. Vì vậy không nên gây tiếng ồn để đảm bảo giấc ngủ của trẻ.

     4) Chữa bệnh này chủ yếu là dùng thuốc Đông y, để điều chỉnh chức năng dạ dày và đường ruột.

PHƯƠNG PHÁP TỰ CHỮA

CÁCH CHỮA BÊN TRONG

  1. Bằng thuốc:

     1) Tiểu nhi kiện tỳ hoàn, mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần.

     2) Kiện tỳ phi nhi hoàn, trẻ 1 tuổi, mỗi lần 6 viên, 2 tuổi mỗi lần 10 viên, còn từ 3 đến 10 tuổi tùy tuổi mà tăng thêm, 10 tuổi mỗi lần 30 viên, nói chung ngày 3 lần.

     3) Kiện tỳ bát chân cao, mỗi lần 1 – 2 miếng, ngày 2 lần vào sáng và tối.

  1. Thuốc dân gian:

     1) Bánh sơn tra, ngày 10 – 30gr.

     2) Một số lụa mề gà rửa sạch, sấy khô nghiền bột, mỗi lần 1 – 3gr, ngày 2 – 3 lần.

     3) Cháy cơm đen 10 phần, sa nhân 1 phần, nghiền thành bột, ngày 10 – 15gr, sắc lên uống.

  1. Bằng cách ăn:

     1) Gạo nếp 50gr, bột hoài sơn dược 10gr, cả hai thứ cho nấu cháo ăn.

     2) Một ít gạo nếp, mề vịt sống 1 cái, hoài sơn dược 15gr, tất cả nấu cháo, 1 ngày ăn một lần.

     3) Đậu bẹt 20gr, hoài sơn dược 15gr, hạt ý dĩ 10gr, tất cả nấu ăn, ngày 1 lần.

     4) Cốc nha 30gr, mạch nha 24gr, cháy cơm đen 50gr, đun lấy nước đặt, ngày 1 thang, uống liền 3 đến 5 ngày.

CHỮA NGOÀI

     1) Hoàng kỳ, lụa mề gà, bạch truật sao cháy, ngũ cốc trùng, mỗi thứ 6gr, hoài sơn dược sao, tất cả nghiền nhỏ, trộn với ít nước thành hồ, buộc vào rốn.

     2) Thần khúc sao, mạch nha, mỗi thứ 10gr, sơn tra sao cháy, thái phục tử sao, lụa mề gà sao, mỗi thứ 5gr, tất cả nghiền thành bột, cho thêm 1 – 2gr bột mỳ trộn với ít nước thành hồ, buộc vào rốn trước khi ngủ, sáng sớm bỏ ra, ngày 1 lần, mỗi đợt là 5 lần.

CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC

     1) Phương pháp nắm thuốc: sa nhân, đậu bẹt trắng, thái phúc tử, mỗi thứ 9gr, tất cả nghiền thành bột, dùng vải buộc vào lòng bàn tay hoặc dùng băng dính băng cố định, ngày 1 lần, mỗi lần từ ½ – 1 giờ.

     2) Phương pháp ngửi hương: sa nhân, quan nhân, mỗi thứ 3gr, sơn nại (táo núi), cam thông, mỗi thứ 15gr, hoắc hương, thương truật, mỗi thứ 10gr, băng phiến 5gr, tất cả nghiền thành bột, rồi cho vào túi vải, ban ngày thì đeo trước ngực, ban đêm thì đặt cạnh gối, cứ 15 – 30 ngày thay 1 lần.

NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH

     1) Trẻ biếng ăn là do nhiều nguyên nhân. Khi chữa không cầu toàn, đồng thời phải chữa bệnh rối loạn tiêu hóa dẫn đến các bệnh khác.

     2) Dùng các biện pháp cứng rắn và dọa nạt để trẻ ăn, ngược lại chỉ làm trẻ càng biếng ăn.

     3) Càng uống thuốc bổ, ăn bổ chỉ làm cho đường ruột gánh chịu phụ tải, chẳng có lợi cho việc chữa bệnh.

Theo Bé khỏe nhà vui

Leave a Reply

Or