Bệnh đau bụng, ỉa chảy ở trẻ em và cách tự chữa cực hiệu quả

Đau bụng ỉa chảy của trẻ thường là một loại bệnh về rối loạn chức năng đường tiêu hóa, đặc trưng lâm sàng là đại tiện nhiều lần, phân loãng hoặc như những cặn bã thực phẩm như canh trứng chín, thường xảy ra cao nhất vào mùa hạ mùa thu, ở trẻ dưới 2 tuổi dễ dẫn đến mất nước, hư thoát. Nếu tái phát nhiều lần, sẽ dẫn đến kém dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do ăn uống, bị lạnh hoặc viêm nhiễm vi trùng v.v…

cham-soc-tre-bi-tieu-chay-1

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

     1) Phải tìm ra nguyên nhân đau bụng ỉa chảy, dựa vào các nguyên nhân đó để tìm cách chữa trị.

     2) Điều chỉnh và hạn chế ăn uống giảm thiểu phụ tải của đường ruột, trẻ đau bụng ỉa chảy nặng mới đầu cấm ăn uống từ 8 – 24 giờ, đồng thời phải cho uống nước đường có muối nhạt. Căn cứ vào bệnh tình nặng hay nhẹ mới dần dần cho ăn uống. Thức ăn mới cần tăng dần theo mức độ.

     3) Thực phẩm và các dụng cụ ăn cần chú ý tiêu độc, thực phẩm ướp lạnh không được quá 2 ngày, trước khi ăn cần phải đun nóng và nấu lại.

     4) Phải khuyến khích con bú sữa, không nên cắt sữa thời gian mùa nóng.

PHƯƠNG PHÁP TỰ CHỮA

CÁCH CHỮA BÊN TRONG

  1. Bằng thuốc:

     1) Tiểu nhi chỉ tả cán, ngày 2 lần, mỗi lần 1 gói, trẻ dưới 1 tuần thì phải giảm bớt dùng cho đi ỉa dạng thấp nhiệt (triệu chứng là màu phân vàng xanh đi như tháo v.v…)

     2) Bảo hòa phiến ngày 3 lần mỗi lần 1 – 3 viên. Dùng cho trẻ kém ăn (dạng phân dính mùi chua thối muốn nôn v.v…).

     3) Sâm linh bạch truật hoàn ngày 3 lần mỗi lần 3 – 6gr. Dùng cho trẻ tỳ vị hư nhược (dạng phân màu nhạt không thối, trẻ gầy mặt vàng thích ngủ không muốn ăn).

     4) Ôn tỳ chỉ tả hoàn, ngày 2 lần mỗi lần 1 viên, dùng cho người hư hàn (dạng phân loãng mùi không thối, tứ chi lạnh v.v…).

     5) Uống dung dịch bổ (ORS) 500ml chia uống nhiều lần.

  1. Thuốc dân gian:

     1) Hoa thạch lựu 25gr, ngó sen 4 đốt, mạch nha 10ml sắc uống, ngày 2 lần.

     2) Thiết hiện 15gr, hạt quất 15gr, mã lan đầu 10gr, sắc uống ngày 2 lần.

     3) Thương truật, bạch truật, trạch tả, phòng phong, cam thảo mỗi thứ 3gr, trần bì, hậu phát, phục linh, chu linh, thăng ma, nhục đậu khấu mỗi thứ 6gr, sắc uống ngày 2 lần, dùng cho hư hàn tả (dạng phân lỏng không thối, tứ chi lạnh v.v…).

     4) Sơn tra, thần khúc, chế bán hạ, thái phục tử, trần bì mỗi thứ 6gr, mạch nha, phục linh mỗi thứ 9gr, liên kiều 5gr sắc uống ngày 2 lần. Dùng cho thương thực tả (dạng dính nhầy mùi chua thối, buồn nôn v.v…).

     5) Cát căn, sa tiền tử, trạch tả, phục linh mỗi thứ 9gr, hoàng linh, thần khúc mỗi thứ 6gr, xuyên phát, cam thảo mỗi thứ 3gr, xuyên liên 2gr sắc uống, ngày 2 lần (dùng cho thấp nhiệt tả, dạng phân vàng, xanh, đi tháo, nóng đít v.v…).

     6) Đảng sâm, phục linh, bạch truật, ý dĩ mỗi thứ 9gr, cam thảo, trần bì cát cánh, sa nhân, mỗi thứ 3gr, sơn dược, liên nhục, mỗi thứ 12gr, đậu bẹt 5gr, sắc uống, ngày 2 lần, dùng cho ỉa chảy do tỳ hư (dạng phân màu nhạt không thối, người gầy mặt vàng, thích ngủ không ăn).

  1. Bằng cách ăn:

     1) Táo tây 1 – 2 quả, bỏ hạt giã nát, cho ăn làm nhiều lần.

     2) Củ cải 250gr, đun lấy nước đặc, cho uống làm nhiều lần.

     3) Gạo nếp 50gr, hoài sơn dược 60gr, nấu cháo ăn, ngày 1 – 2 lần.

     4) Đậu bẹt 60gr đun lấy nước đặc uống nhiều lần.

CHỮA BÊN NGOÀI

     1) Ngô thù du 10gr, nghiền thành bột, trộn với giấm thành hồ, đắp vào rốn bằng băng vải.

     2) Sa tiền tử 6gr, lục nhất tán 10gr, tất cả nghiền thành bột, đắp vào rốn, ngày 1 lần, dùng cho thấp nhiệt tả.

     3) Thương thấp chỉ thống cao hoặc tiêu viêm chỉ thống cao, dán vào rốn, sau khi ngừng ỉa chảy mới lấy ra, và dán thêm 2 ngày.

     4) Muối ăn 50 – 100gr, rang nóng cho vào túi vải, rồi cho vào chỗ rốn, nóng không làm bỏng da là được, ngày 3 – 5 lần, mỗi lần 20 phút, dùng cho hư hàn tả.

     5) Dùng lòng bàn tay úp vào phần rốn trẻ, xoa theo chiều kim đồng hồ chừng 10 phút

CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC

     1) Ngâm chân: cát căn 50gr, đậu bẹt trắng 100gr, sa tiền tử 150gr, nấu lên ngâm chân. Dùng cho thấp nhiệt tả.

     2) Uống trà: trong thời gian cấm ăn cho uống nước trà, mỗi giờ 1 lần, mỗi lần 3 thìa.

     3) Ngâm tắm: gừng tươi 10 – 15gr, nấu lên, cho trẻ vào ngâm trong nước gừng ấm độ 15 – 30 phút.

     4) Túi thuốc: lá ngải 40gr, đại hồi hương, cam tùng mỗi thứ 20gr, tế tân, nhục quế, ngô thù du, bạch chỉ, gừng khô, tất bát, xuyên túc mỗi thứ 15gr, tất cả nghiền thành bột cho vào túi vải, đeo vào bụng trẻ, dùng cho hư hàn tả.

NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH

     1) Vào mùa thu đông mà trẻ bị đi ỉa chảy là do bị lạnh, tiêu hóa xấu dị ứng thức ăn v.v… đừng có lạm dụng thuốc kháng sinh, chỉ có hại mà chẳng có lợi. Chỉ khi do vi trùng gây nên bệnh mới được dùng thuốc kháng sinh.

     2) Không nên dùng thuốc ngừng ỉa chảy ngay, đặc biệt trong thời kỳ cấp tính, nói chung là không nên.

     3) Khi ỉa chảy nặng và nôn mửa, có thể gây nên mất nước và trúng độc toan, triệu chứng thấy lượng nước giảm rõ rệt, thần kinh không tốt khóc không nước mắt, mắt trõm sâu v.v… nếu xử lý không tốt và kịp thời sẽ gây hậu quả xấu, cần đưa ngay đến bệnh viện.

Theo Bé khỏe nhà vui

Leave a Reply

Or