Những lưu ý và chế độ dinh dưỡng của mẹ khi cho con bú

Cho bú cũng làm miệng phát triển mạnh, thỏa mãn nhu cầu nuôi nấng, thúc đẩy sự gắn bó và tiếp xúc trực tiếp giữa mẹ và con. Cho bú tốt cho người mẹ vì giảm nguy cơ chảy máu từ vùng nhau thai, cho người mẹ có cơ hội được nghỉ ngơi và thúc đẩy tử cung co về lại kích thước như trước khi có thai.

Cho con bú là cách người mẹ nuôi con mà không dùng tới sữa bò hay các sản phẩm nhân tạo khác. Vú của người phụ nữ phù hợp lý tưởng để nuôi con và cho con bú mang lại nhiều lợi ích cho cả người mẹ lẫn con mà cho bú bình không có. Ví dụ, sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn nhiều, nó chống táo bón, giảm dị ứng với thức ăn, và bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng. Cho bú cũng làm miệng phát triển mạnh, thỏa mãn nhu cầu nuôi nấng, thúc đẩy sự gắn bó và tiếp xúc trực tiếp giữa mẹ và con. Cho bú tốt cho người mẹ vì giảm nguy cơ chảy máu từ vùng nhau thai, cho người mẹ có cơ hội được nghỉ ngơi và thúc đẩy tử cung co về lại kích thước như trước khi có thai.

cho-con-buq

Trong thười gian cho con bú, cũng như với bất kỳ việc gì mới và lạ đối với cơ thể, có thể xảy ra một số vấn đề. Dưới đây là một vấn đề thường gặp của các bà mẹ khi cho con bú và phương cách giải quyết:

1. Viêm tuyến vú

Nếu tuyến sữa bị tắc mà không được giải quyết có thể xảy ra áp xe vú. Vú nhức và đỏ, sốt, và các triệu chứng giống cúm là chỉ điểm của bệnh này. Trong thực tiễn, mọi triệu chứng giống cúm ở người mẹ đang cho con bú có thể được coi là nhiễm trùng vú cho tới khi có chuẩn đoán khác.

Trong trường hợp này, người mẹ cần uống nhiều chất lỏng; nghỉ ngơi nhiều; chườm nóng bằng chai nước nóng hay dùng túi chườm; không dừng cho bú; nếu dừng cho bú, các tuyến sữa sẽ đầy ứ và làm tình hình xấu thêm.

Thầy thuốc có thể kê đơn kháng sinh để dùng. Trong một số ít trường hợp, nhiễm trùng vú có thể gây áp xe vú làm vú đau nhức và chứa mủ. Cần rạch áp xe để dãn lưu. Thủ thuật này được thực hện ở phonggf khám. Nếu áp xe tiến triển, cần dùng tay nặn sữa khỏi vú bị nhiễm trùng và bỏ đi. Cần tiếp tục cho bú ở bên vú lành tới khi lành bệnh.

2. Tắc tuyến sữa

Tắc tuyến sữa xảy ra khi cho trẻ bú không hết hoàn toàn sữa trong vú, hay mang nịt vú quá chật cũng có thể gây tắc tuyến sữa. Khi bị tác tuyến sữa, vú nổi cục và rất đau. Người mẹ cần kiểm tra núm vú thật tỉ mỉ xem có các vết nhỏ sữa bị khô lại trên đó không và nhẹ nhàng lau đi. Vẫn thường xuyên cho bú ở bên vú bị ảnh hưởng. Tuyến sữa có thể khỏi trong vòng 24 giờ. Đồng thời xoa bóp mạnh vú, từ thành ngực tới núm vú để kích thích thông sữa. Thay đổi vị trí của trẻ đối với núm vú để mọi tuyến sữa đều được bú hết. Cho trẻ bú bên vú bị tắc trước, khi trẻ còn mút mạnh.

3. Đau núm vú

Núm vú thường bị đau nếu cho bú không đúng tư thế hay lịch bú, hay do trẻ mút không đúng cách. Nó cũng có thể xảy ra khi bị nhiễm trùng, thường nhất là do nấm candida albicans.

Trong trường hợp này người mẹ cần cho bú ở bên phía ít đau trước tuy nhiên, nếu cả hai bên đều đau thì dùng tay mát xa vú một lúc lâu rồi mới cho bú. Hãy để hàm trẻ tì vào điểm ít đau nhất. Đừng đẩy trẻ ra khi bé bắt đầu bú. Hãy cố thư giãn. Nếu vú bị nứt nẻ kèm với đau, bôi gel lô hội vào núm vú để giảm đau và mau lành.

Để đề phòng bị đau núm vú, hãy cho trẻ bú thường xuyên để trẻ không bị quá đói và nhay mạnh núm vú. Thường xuyên thay đổi tư thế cho bú để luân phiên áp lực của miệng trẻ trên vú, và biết dừng cho bú đúng lúc. Giữa các lần cho bú, hãy giữ núm vú khô sạch. Để hở chúng ra ánh nắng và không khí. Không rửa núm vú bằng xà phòng, cồn, hay các chất dầu làm mất chất bảo vệ tự nhiên của vú. Nếu đau nhiều và kéo dài bất chấp các biện pháp xử lí, có thể đã nhiễm nấm candida. Cần đi khám thầy thuốc.

Chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ khi cho con bú

Để người mẹ có đủ sữa cho con bú thì điều quan trọng nhất là phải ăn đủ chất, uống đủ nước và có nhiều thời gian dành cho giấc ngủ. Cũng cần cho trẻ bú thường xuyên để kích thích tạo sữa.

Các vitamin và khoáng chất rất cần bổ sung cho người mẹ nuôi con bú. Ngoài việc bổ sung bằng các thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày, người mẹ có thể thảo luận với thầy thuốc của mình, để có quyết định bổ sung các vitamin và khoáng chất này vào chế độ ăn. Nên ăn nhiều các chất đạm cân đối và dễ tiêu hóa như trứng sữa, đậu nành, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám. Ăn nhiều thực phẩm thô.

Người mẹ cho con bú cần uống nhiều nước, từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Có thể uống trắng hay các loại nước quả để tăng thêm lượng vitamin. Các loại nước thảo dược như cỏ linh lăng, bồ công anh, thìa là, quả mâm xôi… có tác dụng bổ và chứa sắt cùng nhiều loại dưỡng chất cũng rất tốt cho sức khỏe.

Hầu như mọi loại thuốc đều qua sữa mẹ, kể cả rượu cồn, kháng sinh, các histamine, caffeine, cocain, nicitin… Các thuốc này có thể tác dụng tới trẻ gây ỉa chảy, tim đập nhanh, bứt dứt, kích thích, quấy khóc, mất ngủ, nnon và co giật. Ngoài ra một số thuốc này có thể tích lũy trong cơ thể trẻ và gây nghiện. Chính vì vậy người mẹ cho con bú không nên uống các chất kích thích như chè, cà phê, rượu bia… Cần đặc biệt chú ý khi sử dụng thuốc, cần có sự tư vấn của bác sỹ trước khi dùng.

Theo webtretho

Leave a Reply

Or