Nghe con nói mẹ ơi!

Mẹ ơi, sao trên trời có mây?

Mẹ ơi, sao nước ở đâu trong vòi mà chảy ra hoài thế?

Mẹ ơi, muối làm từ gì vậy?

Bé vừa bắt đầu đi học, bé bắt gặp được nhiều điều mới lạ, có những thắc mắc mà bé nghĩ chỉ mẹ mới trả lời được. Bé níu áo mẹ hỏi đủ thứ chuyện. Lúc đầu có thể mẹ kiên nhẫn nghe con nói, con hỏi nhưng rồi công việc nhà, việc công ty … làm mẹ gắt lên “Hỏi gì lắm thế, đi chơi cho mẹ làm việc”.

Mẹ ơi, bé muốn nói chuyện với mẹ sao mẹ không nghe? Bé nhớ lại những lúc mẹ nói chuyện với bé, hỏi bé chuyện nọ chuyện kia bé đều trả lời mẹ rõ ràng, lắng nghe mẹ chứ đâu có phán “mẹ hỏi nhiều quá”. Rồi có lúc mẹ vừa làm việc vừa nói chuyện với bé, mắt mẹ dán vào màn hình vi tính mà miệng cứ trả lời. Bé thắc mắc sao mẹ không nhìn bé khi nói chuyện, nên bé gào khóc “Mẹ, mẹ nhìn con nè”.

nghe-con-noi-me-oi

Làm mẹ, bạn hãy cố gắng lắng nghe con mình nói. Ảnh: Getty Images

Tại sao mẹ có thể đối xử tốt với người khác, khi họ nói mẹ lắng nghe chăm chú và nhìn vào mắt họ. Vậy mà khi bé cần mẹ lại xem như bị làm phiền? Ngay từ bé xíu, bé đã không thấy được đối xử công bằng. Đầu tiên là trong cách nói chuyện, kế tiếp là khi mẹ đưa ra mệnh lệnh yêu cầu bé làm những điều này mà không phải là điều khác. Mẹ không giải thích, bé chỉ có nhiệm vụ làm theo và không được thắc mắc?

Thật ra, dù ở tuổi nào bé cũng cần được đối xử công bằng, được lắng nghe, cần được tôn trọng. Làm mẹ, bạn hãy cố gắng lắng nghe con mình nói, quan trọng là lắng nghe chăm chú. Đó là cách bạn dạy con cư xử bình đẳng với mọi người.

Mẹ hãy nhớ rằng:

– Bé cần được chia sẻ, bởi vậy khi bé có nhu cầu nói chuyện với mẹ, thay vì nóng ruột giục bé nói nhanh, hãy kiên nhẫn lắng nghe con đừng làm bé cụt hứng bằng những câu như: vậy cũng nói, mẹ biết rồi.

– Lắng nghe bé với thái độ chân thành, tôn trọng, đừng vừa làm việc vừa nghe vì điều này sẽ khiến bé cảm thấy bé không quan trọng trong mắt ba mẹ.

– Đừng la mắng con và gán cho bé tội “nói nhiều” hay “tò mò”, vì bé đang tìm hiểu thế giới xung quanh mà.

Theo Ebe

Leave a Reply

Or