Chứng đau bụng ở trẻ nhỏ, nguyên nhân và cách xử lý

Nếu trẻ hay khóc đêm, khóc quá nhiều, ưỡn người, bỏ ăn, thì có thể trẻ bị đau quặn bụng. Cường độ và thời gian của cơn đau quặn bụng ở trẻ em có thể tùy theo mức độ, có thể rất nhẹ và tự hết, nhưng cũng có thể nặng, thậm chí nguy hiểm. Vì vậy khi thấy trẻ đau nhiều thì cha mẹ đừng chủ quan cho rằng cơn đau bụng sẽ tự hết, mà trái lại là cha mẹ cần theo dõi và đánh giá xem trẻ đau đến mức độ nào, có ảnh hưởng hay nguy hiểm cho trẻ không?

Trẻ bị đau quặn bụng có thể do các nguyên nhân sau:

Tâm lý: Thường gặp ở những trẻ thần kinh yếu, dễ bị kích động, hưng phấn, căng thẳng. Trẻ khóc nhiều, hay khóc đêm mà dân gian thường gọi là khóc dạ đề.

Ăn quá nhiều: Sẽ làm cho bụng, vùng dạ dày bị căng trướng quá mức, gây co thắt từng cơn.

Dị ứng thức ăn: Nhiều thực phẩm mà người mẹ ăn vào rồi tiết qua sữa mẹ, hoặc sữa bò cho trẻ ăn bổ sung nhưng không thích hợp cũng khiến trẻ bị đau quặn bụng từng cơn.

– Trẻ sinh ra trong gia đình mà có anh chị, cha mẹ có tiền sử dị ứng lại càng dễ bị dị ứng.

Dạ dày và ruột bị căng trướng do có quá nhiều khí: Cho trẻ bú mẹ không đúng cách làm cho trẻ bị nuốt một lượng lớn không khí khi bú. Lượng khí đó sẽ vào ruột khiến trẻ khó chịu và đau bụng.

Khi thấy trẻ khóc nhiều, khóc từng cơn, kéo dài dai dẳng, cần làm những việc sau: Bế dựng trẻ lên, úp người bé vào phía ngực trên phần vai của người bế, khum bàn tay và vỗ lưng để trẻ ợ hợi. Có thể xoa quanh vùng bụng theo chiều kim đồng hồ.

Để tránh tình trạng đau thắt bụng ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần chú ý:

Chế độ ăn phù hợp: Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tránh những dị ứng từ các thực phẩm bổ sung. Chú ý chế độ ăn của mẹ cho phù hợp vì một số chất trong thức ăn có thể qua được sữa mẹ. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ, phải ăn thêm sữa ngoài, cần chọn cho trẻ loại sữa thích hợp.

chung-dau-bung-o-tre-nho-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-2

Ảnh: Getty Images

Theo Ebe

Leave a Reply

Or