10 điều khó chịu khi dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Đây chính xác là những gì các mẹ phải trải qua khi chọn sinh không đau – gây tê ngoài màng cứng. Không thích cũng phải chịu nếu chọn phương pháp sinh này, các mẹ ạ.
1-tricky-to-receive

1. Giữ nguyên tư thế



Các bác sĩ làm thủ tục đặt ống truyền vào khoang ngoài màng cứng, bạn phải giữ nguyên một tư thế cong người (nếu nằm thì cũng phải trong tư thế nằm nghiêng và cong chân lại). Tư thế này không mấy dễ chịu với chiếc bụng bầu trong 10-15 phút, chưa kể trước đó mẹ phải chuẩn bị tâm lý và chờ đợi các thủ tục khác và có thể phải đợi thêm từ 5-20 phút nữa để thuốc phát huy tác dụng. Thật không dễ dàng gì để giữ nguyên tư thế cong như con tôm như thế trong khi bạn đang bụng to vượt mặt và cơn đau đẻ đang kéo đến dồn dập. Chưa kể bạn sẽ ám ảnh với dụng cụ để đưa mũi tiêm vào sống lưng.

2. Phải nằm yên trên giường

2-stuck-in-bed



Có muốn đi bộ để giảm đau hoặc kích thích sinh nhanh hơn cũng không được, một khi đã tiêm thuốc tê vào cột sống thì bạn phải nằm yên một chỗ không được đi đâu. Tuỳ vào loại thuốc và liều lượng được truyền, bạn có thể mất cảm giác ở chân và không thể đứng dậy được cho đến khi thuốc tan (kinh nghiệm của mình là phải 4-6 tiếng sau sinh mới thấy lại cảm giác ở chân, và phải nằm trên giường gần như cả một ngày vì đau). Nhiều bệnh viện có thể không cho bạn rời khỏi giường khi bạn đã được gây tê ngoài màng cứng, dù bạn nghĩ là mình có thể đi lại được hay không.

3. Chung sống với ống truyền

3-the-iv



Việc gây tê ngoài màng cứng cũng buộc bạn phải gắn các ống truyền, thường xuyên theo dõi huyết áp và liên tục kiểm tra thai. Do đó, bạn sẽ phải chung sống với ống truyền liên tục trong vài ngày: ngay cả khi ăn, ngủ hay đi vệ sinh cũng phải kè kè ống truyền bên người. Hơi bất tiện phải không?

4. Mất cảm giác ở chân



Nhiều người mẹ sinh bằng phương pháp sinh thường không đau gây tê ngoài màng cứng chia sẻ rằng chân bị mất cảm giác sau khi sinh. Một số thường xuyên cảm thấy nhức mỏi chân, số khác lại cho rằng mỗi khi bị lạnh thì hai cẳng chân buốt hơn bình thường. Điều này thật là khó chịu.

5. Cảm thấy giống như trong mơ

4-where-are-my-leg



Nhiều mẹ nói rằng cảm thấy tâm trạng lơ lửng như đang mơ khi các khối thuốc tê phát huy tác dụng. Một số khác cảm thấy thờ ơ, như là phó thác cuộc sinh của mình cho ekip đỡ đẻ (số này hầu như đã trải qua cơn đau mở tử cung trước đó nên sau khi gây tê xong cảm thấy bớt đi gánh nặng); một số mẹ cảm thấy rằng có điều gì đó không bình thường khi sinh bằng phương pháp này (hầu như các mẹ có tâm lý này đều đã trải qua một cuộc sinh tự nhiên trước đó). Tất cả các mẹ có chung một điểm là khi nghe thấy tiếng con khóc chào đời thì đỡ lo lắng hơn hẳn.

6. Tiêm thuốc tê rồi mà vẫn đau

Có khoảng 1/100 sản phụ chia sẻ rằng họ bị đau đầu nghiêm trọng kéo dài vài ngày sau khi được gây tê ngoài màng cứng. Vấn đề này có thể do rò rỉ dịch não tuỷ, bạn có thể hạn chế nguy cơ đau đầu bằng cách nằm càng yên càng tốt trong khi đặt kim.

Trong một số trường hợp khác kể lại cái cảm giác tác dụng giảm đau “chỗ có chỗ không” nên không phải hoàn toàn không chịu bất cứ cơn đau đẻ nào. Nguyên nhân có thể do thuốc không thấm đều vào các tế bào thần kinh cột sống sau khi được tiêm vào khoang ngoài màng cứng, hoặc ống truyền thuốc có thể bị xê dịch sau khi đặt. Do đó mẹ hãy nằm yên khi đặt ống truyền và nói với kíp đỡ đẻ để kiểm tra ống truyền thuốc tê hoặc liều lượng thuốc khi vẫn cảm thấy cơn đau.

7. Buồn nôn

6-i-still-feel-pain



Nhiều mẹ nói rằng sau khi hoàn thành cuộc sinh, họ cảm thấy cơn buồn nôn kéo đến ồ ạt khiến các mẹ phải nôn thốc nôn tháo mới thấy dễ chịu. (Điều này cũng khá bình thường vì các mẹ sinh thường cũng cảm thấy muốn nôn ói trong khi chuyển dạ).

Không chỉ buồn nôn, thuốc gây mê được truyền trong gây tê ngoài màng cứng có thể gây ngứa, đặc biệt ở vùng mặt của mẹ. Thuốc còn làm các mẹ mất cảm giác buồn tiểu (do đó các mẹ sẽ được chỉ định đặt ống thông tiểu để hỗ trợ tiểu tiện).

8. Thuốc tê làm mẹ khó khăn khi rặn sinh



Một điều đáng lưu ý dành cho các mẹ sinh con bằng phương pháp sinh thường không đau: gây tê ngoài màng cứng thường khiến giai đoạn chuyển dạ kéo dài hơn; bởi vì sự mất cảm giác ở phần dưới cơ thể làm yếu phản xạ rặn đẩy xuống khiến bạn sẽ khó khăn hơn khi rặn em bé ra ngoài.

Điều này kéo theo hệ quả: Gây tê ngoài màng cứng khiến bạn có nhiều khả năng phải được trợ sinh bằng máy hút và kẹp forcep để lôi em bé ra, làm tăng nguy cơ rách âm đạo và có thể làm em bé bị bầm tím. Tuy nhiên, điều đáng mừng là những nguy cơ gây ra các vấn đề nghiêm trọng với bé là khá thấp.

9. Đau lưng sau sinh

5-in-a-fog



Mặc dù các nhà khoa học và các bác sĩ lập luận rằng việc gây tê ngoài màng cứng để sinh không đau sẽ không để lại hậu quả gì cho mẹ, nhưng những mẹ có kinh nghiệm sinh không đau xác nhận rằng họ thực sự đã bị đau lưng. Đau lưng là một triệu chứng phổ biến, kể cả với các mẹ sinh thường hoặc sinh mổ bởi vì chăm con và ngồi cho con bú khiến lưng như sụm xuống, nhức mỏi.

Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp các dây thần kinh bị tổn thương do màng cứng là một lớp màng dày bao phủ lên chuỗi các sợi dây thần kinh, nên khi chích thuốc tê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác đau ở thắt lưng.

10. Nhức đầu, đau cổ, đau lưng



Nhiều phụ nữ phàn nàn rằng không chỉ đau lưng mà các mẹ còn bị đau cổ và đau đầu sau khi truyền thuốc tê ngoài màng cứng. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây không phải là một tác dụng phụ của chuyện truyền thuốc tê khi sinh không đau; tuy nhiên, nhiều phụ nữ vẫn khẳng định “đau không thể tả được”.

Theo webtretho

Leave a Reply

Or