Trẻ thường ăn 3 loại thực phẩm phổ biến này sẽ khiến lá lách và dạ dày bị tổn thương, nhất là trẻ dưới 3 tuổi
Chỉ bằng cách bảo vệ lá lách và dạ dày của trẻ, mới có thể giúp trẻ tiêu hóa, hấp thụ thức ăn một cách thuận lợi và duy trì sự phát triển khỏe mạnh.
Theo chuyên gia y tế, lá lách và dạ dày yếu sẽ sinh ra bệnh tật. Lá lách và dạ dày của trẻ nhỏ rất mỏng manh, và không chịu được sự kích thích. Tuy nhiên, do bệnh lây truyền qua đường miệng khiến lá lách và dạ dày của trẻ yếu dần. Hầu hết các bậc cha mẹ không kiểm soát được chế độ ăn uống của trẻ khiến thể chất của trẻ ngày càng kém.
Cậu con trai Tiểu Nhiễm của cô Lý được hai tuổi rưỡi. Cô Lý rất buồn, vì cậu con trai thời gian gần đây ăn không ngon, luôn kén ăn, và thường xuyên bị cảm, 3 ngày đến viện 2 lần, nhìn đứa bé khó chịu, người mẹ rất đau lòng. Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết Tiểu Nhiễm bị thương ở lá lách và dạ dày.
Bác sĩ tiết lộ, lá lách và dạ dày của trẻ rất yếu, nhất là trong 3 giai đoạn sau, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ.
1. Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm: Mới bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm, cơ thể trẻ cần có quá trình thích ứng từ sữa mẹ sang thức ăn, lúc này nguyên tắc bổ sung thức ăn là từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Nếu không rất dễ gây gánh nặng cho lá lách và dạ dày.
2. Khi trẻ trong giai đoạn cai sữa: Cai sữa là một quá trình khiến trẻ rất khó chịu, trẻ khó thích nghi được với việc ăn nguyên thực phẩm mà không có sữa. Lúc này tâm sinh lý của trẻ sẽ thay đổi ở mức độ nhất định, khả năng tiêu hóa có thể bị suy yếu, tâm trạng không tốt. Lá lách và dạ dày sẽ bị tổn thương thứ phát, lúc này không được áp dụng chiến lược cai sữa hẳn, mà phải giảm dần lượng sữa và tăng lượng thức ăn, để trẻ tập thích nghi.
3. Trẻ dưới 3 tuổi: Bé dưới 3 tuổi sinh trưởng, phát triển nhanh và hoạt động nhiều. Chú ý sắp xếp chế độ ăn uống hợp lý, chọn thức ăn càng dễ tiêu hóa, hấp thu càng tốt. Không nên bổ sung quá nhiều loại thực phẩm, hoặc cho trẻ ăn quá no, khiến lá lách và dạ dày của trẻ bị tổn thương, thức ăn thích tụ lâu dần sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Bình thường, lá lách và dạ dày bị tổn thương có nhiều nguyên nhân, ví dụ như ăn quá nhiều, ăn uống không đúng bữa, tâm trạng kém khi ăn… Khi dạ dày của trẻ xuất hiện những tín hiệu xấu, cha mẹ cần khắc phục càng sớm càng tốt.
Biểu hiện của lá lách và dạ dày bị tổn thương là gì?
– Dễ đổ mồ hôi đêm khi ngủ, dễ thức giấc và quấy khóc giữa đêm.
– Ăn không ngon, ăn ít, rất kén ăn.
– Nhu động dạ dày chậm, phân khô.
– Nóng lòng bàn tay, xuất hiện mồ hôi, sắc mặt vàng, nổi gân xanh trên mũi.
– Thể trạng yếu, không thích ăn thịt, lớn chậm hoặc gầy yếu.
– Lưỡi dày và nhờn, hôi miệng.
– Thể chất yếu, dễ ốm, hay bị cảm lạnh; tâm trạng thất thường.
Thực chất mấu chốt của việc lá lách và dạ dày kém đi nằm ở chế độ ăn uống không hợp lý, ba loại thực phẩm sau đây nên cho trẻ ăn càng ít, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
1. Đồ chiên
Thịt gà xiên và đồ chiên phồng được hầu hết trẻ em yêu thích, nhưng ăn quá nhiều đồ ăn này sẽ gây hại cho lá lách và dạ dày, chúng chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, dễ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, và loại thực phẩm này sẽ cản trở cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Sau khi ăn nhiều đồ chiên dễ gây cảm giác no, giảm khẩu phần ăn rau và hoa quả, khiến dinh dưỡng trong cơ thể trẻ không cân bằng.
2. Đồ ăn cay
Thức ăn cay có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, càng ăn càng nghiện, một số trẻ không thích đồ ngọt, nhưng lại thích đồ cay. Lá lách và dạ dày của trẻ nhỏ còn khá yếu, đơn giản không thể chịu được kích thích của đồ cay. Ăn thức ăn cay rất dễ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, gây xung huyết, gây đau dạ dày, đau bụng và các khó chịu khác, đồng thời có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón và tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày.
3. Đồ lạnh
Bất kể là đồ uống lạnh hay đồ ăn lạnh, những thực phẩm này đi vào dạ dày sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết axit dịch vị và các yếu tố tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể, gây rối loạn chức năng của lá lách và dạ dày. Lá lách và dạ dày sợ lạnh nhất, thường ăn đồ lạnh dễ bị tiêu chảy, nếu ăn nhiều sẽ làm tổn thương dương khí của lá lách, làm cho sự vận động và chuyển hóa của nó bị mất cân bằng, huyết hư hao tổn.
Tóm lại, lá lách và dạ dày của trẻ nhỏ rất mỏng manh và cần được chăm sóc. Hãy cố gắng cho trẻ ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ.
Theo afamily