Trẻ sơ sinh khóc, đừng vội cho bú!

Hầu hết khi trẻ khóc, việc đầu tiên các bà mẹ thường làm là bế lên và cho con bú. Tuy nhiên, các bác sĩ Nhật lại cho rằng các mẹ đừng vội sốt sắng cho bú như vậy.

Khi trẻ sơ sinh khóc, đừng vội cho bú. Ảnh minh họa: Internet.

Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, khóc còn là một vận động giúp trẻ hô hấp, bố mẹ không cần lo lắng khi con khóc đêm cũng như ngày.

Đừng vội cho bú

Các bác sĩ khuyên rằng khi con khóc, các mẹ khoan vội cho con bú, ban đầu bạn hãy vỗ nhẹ vào lưng con, hỏi han, xem bỉm cho con, rồi sau đó một vài phút nếu con không nín thì hãy làm các cách khác như bế và cho con bú.. Để trẻ chờ đợi vài phút cũng là một cách giúp trẻ hiểu rằng không phải trẻ đòi hỏi là sẽ được đáp ứng ngay, trẻ cần phải chờ đợi để thông qua đó dạy cho trẻ tính kiên nhẫn. Ở giai đoạn từ 3 tháng trở đi có nhiều mẹ sẽ không cho trẻ bú đêm dù trẻ khóc mà chỉ vỗ nhẹ vào lưng để tránh thói quen cho trẻ bú đêm nhiều lần, và bản thân cũng có giấc ngủ dài hơn.

Một số lưu ý khi con khóc

Xem xét lại lượng sữa con bú mỗi ngày: Nếu như trẻ được vận động nhiều vào ban ngày mà vẫn khóc đêm, nguyên nhân có thể là do lượng sữa mẹ cho con bú và uống. Hãy coi lại lượng sữa cho bú và cho uống nhiều hay ít.

Nếu như trẻ có khóc nhiều quá và ngủ quá giờ ngủ trưa theo quy định khoảng 30 phút, không nhất thiết phải đánh thức trẻ dậy. Khi trẻ khóc mệt quá mà ngủ thiếp đi thì hãy vỗ nhẹ vào lưng trẻ để ru trẻ.

Thời gian sinh hoạt bé 6-7 tháng theo gợi ý của bác sĩ Nhật

0:00 bú sữa

2:00-3:00 nếu khóc thì không bế mà để trẻ tự nín

4:00-5:00 cho bú, 6:00 thức dậy

6:00-7:00 chơi cùng ba (mẹ),

7:00-8:00 ăn sáng (ăn dặm và bú)

9:00-10:00 ngủ trưa 1

11:00-12:00 đi dạo

13:00-14:00 ăn dặm và bú

14:00-15:00 ngủ trưa 2

1500:16:00 chơi trong nhà, hoặc bế đi dạo

17:00 bú,

19:00 tắm, cho bú 5 phút

20:30 đi ngủ.

 

theo: yeutretho

Leave a Reply

Or