Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì, kiêng gì?

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Đây là vấn đề rất nhiều mẹ tự hỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được đáp án chính xác nhất cho mình.

Trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do sự xuất hiện của các loại vi khuẩn trong thức ăn, hoặc do dụng cụ đựng thức ăn chưa được vệ sinh. Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến là cách bảo quản, chế biến thức ăn chưa đúng cách, làm thức ăn trở thành chất độc đối với cơ thể.

Ngay khi nhận thấy dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, sốt…, mẹ nên tiến hành các bước sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Sau đó nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và tìm hướng điều trị kịp thời.

Tùy tình trạng sức khỏe cụ thể của bé cưng, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên dinh dưỡng trong từng trường hợp. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn những thực phẩm dưới đây. Mẹ tham khảo thử nhé!

Trẻ bị ngộc độc thức ăn nên ăn gì

Trẻ bị ngộc độc thức ăn nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm, tìm hiểu

1. Bổ sung thật nhiều nước

Nôn và tiêu chảy là 2 tróng số những dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thức ăn thường gặp nhất. Việc này làm cơ thể trẻ bị mất nhiều nước, dẫn tới mất cân bằng điện giải. Chính vì vậy, sau khi bị ngộ độc thức ăn, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho bé uống thêm nhiều nước để bù lại lượng nước cơ thể đã mất. Nước lọc là lựa chọn hoàn hảo nhất trong trường hợp này. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể cho bé uống thêm các loại nước ép để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Trong trường hợp bé nôn ói thường xuyên không muốn ăn, uống bất cứ thứ gì, mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để có cách chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn phù hợp nhất.

2. Chế độ dinh dưỡng BRAT

BRAT là một chế độ dinh dưỡng đặc biệt bao gồm 4 thực phẩm chuối (Banana), gạo (Rice), sốt táo (Applesauce) và bánh mì nướng (Toast). Trong quá trình phục hồi cơ thể sau ngộ độc thực phẩm, hoặc sau khi bé bị tiêu chảy, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng BRAT để giúp cơ thể bé phục hồi nhanh hơn.

Ngoài ra, Viện Y tế Quốc gia Mỹ còn khuyên các bé đang trong quá trình hồi phục sau ngộ độc thức ăn nên ăn bánh quy, các loại ngũ cốc nấu chín như cháo bột yến mạch, các loại nước ép trái cây, trái cây mềm. Khoai tây nghiền nấu chín cũng là một sự lựa chọn phù hợp dành cho hệ tiêu hóa đang trong giai đoạn hồi phục. Nếu bé đã hồi phục hoàn toàn, mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm thông thường như trứng, thịt gà, rau nấu chín, trái cây…

3. Sữa chua

Trẻ bị ngộ độc thức ăn nên ăn gì? Chắc chắn câu trả lời của mẹ không thể thiếu được sữa chua, thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Bé ăn sữa chua sẽ giúp phục hồi lượng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Trung tâm Y tế đại học Maryland khuyến cáo rằng các loại lợi khuẩn như khuẩn sữa lactobacillus acidophilus và lactobacillus bulgaricus giúp hồi phục lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa.

 

Bên cạnh những thực phẩm trẻ nên ăn, khi chăm sóc trẻ bị ngộ độc thức ăn mẹ cũng nên lưu ý đến một số thực phẩm cần tránh để không làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phục hồi của trẻ.

– Các loại thực phẩm khó tiêu hóa như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, các loại rau củ quả chưa được nấu chín, …

– Bơ, sữa cũng là thực phẩm cần tránh trong giai đoạn này, bởi cơ thể đang duy trì trạng thái chống lại các độc tố nên sẽ khó dung nạp được lactose, dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu.

– Thức uống lợi tiểu như nước ngọt có ga không tốt cho quá trình phục hồi của trẻ. Vì những loại thức uống này kích thích sự bài tiết nước tiểu, từ đó dẫn đến tình trạng mất nước càng nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, các loại nước ngọt có ga cũng chứa một lượng đường đáng kể, không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Không chỉ kiêng ăn, mẹ cũng nên để bé nghỉ ngơi thật nhiều, bởi cơ thể trẻ hiện rất yếu ớt. Những hoạt động mạnh có thể sẽ làm bé thêm mệt mỏi. Hơn nữa, nguy cơ gặp phải những chấn thương không mong muốn cũng rất cao.

 Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or