Tật xấu có tính di truyền của mẹ bầu khiến con sinh ra khó ăn, khó ngủ lại kém khôn

Mẹ nào tiếp tục giữ mấy tật xấu này trong mình thì đừng than vãn sao con người ta dễ ăn, dễ ngủ là siêng học còn con mình thì ngược lại hoàn toàn nha.

Em cảnh báo luôn các mẹ nuôi con mà phải hàng khó ăn là nhất, khó ngủ đứng đầu, lười học miễn bàn thì thôi rồi nhé! Cứ tưởng tượng cái cảnh mẹ nhà người ta nằm thẳng cẳng rung đùi nhìn con ăn, ngủ còn mẹ chạy khắp nơi í ới “Há miệng đi con!… Nuốt đi con… Nhắm mắt đi con…” là đủ hiểu rồi ha. Bởi vậy, ngay khi còn trong những tháng thai kỳ, các mẹ phải mau mau tập bỏ dần mấy tật xấu này là vừa:

Kén ăn

Mẹ chớ tưởng bở mình kén ăn thì chẳng việc gì đến ai nha! Thực ra, nếu gọi kén ăn là một tật xấu cũng chẳng sai. Bởi lẽ cái này mẹ hoàn toàn có thể thay đổi được nhưng lại cố chấp. Chính tật kén ăn, chỉ ăn những món mình thích sẽ khiến cơ thể mẹ bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, khiến cơ thể bị suy giảm khả năng miễn dịch và tất yếu sẽ làm cho thai nhi bị ảnh hưởng. Chưa hết, khi quá kén chọn nguồn thực phẩm, thai nhi trong bụng mẹ cũng chỉ có thể quen với việc hấp thụ một vài chất theo món ăn mà mẹ thích.

mat_ngu_o_ba_bau_nguyen_nhan_va_cach_chua_tri_1

Chính vì vậy, khi con chào đời, bé sẽ tiếp tục với thói quen ăn uống này và kén chọn đủ thức. Kết quả là chỉ có một vài chất dinh dưỡng bé thu nạp vào cơ thể, còn những chất khác thì thiếu trầm trọng. Chưa kể, một đứa trẻ biếng ăn sẽ làm cho mẹ phải vất vả đến nhường nào. Mẹ thử hình dung theo kịch bản này là hiểu ra ngay: 2 tiếng đồng hồ cho ăn; khi ăn phải tùng tùng xèng xèng, làm hề đủ kiểu; khi ngó lại bát cháo thì nước đã lỏng bỏng… cứ vậy mà làm cho hết 3 bữa/ngày và tái hiện ngày này sang ngày khác.

Tất nhiên, không thể trách nếu vì sự thay đổi trong cơ thể mà khiến mẹ khó ăn uống hơn trong lúc bầu bì. Nhưng đừng lấy đó làm cớ mà không cố gắng thay đổi nhé! Vì con, mẹ phải thay đổi tật xấu này thôi. Mẹ không thay đổi, con trong bụng sẽ gánh hết á.

Thức khuya

Lúc có bầu đứa đầu, vì đu theo chồng luyện phim nên đêm nào em cũng rất khuya. Sau một lần choáng váng, say sẩm đi khám bệnh bị bác sĩ mắng xối xả mới biết thức khuya tai hại quá. Từ đó về sau, cấm chồng rủ rê luôn. Theo các chuyên gia, ít nhất các mẹ mang thai phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Trong đó có 1 tiếng dành cho giấc ngủ trưa. Nếu cứ duy trì cái tật thức khuya, ngủ lê lết đến trưa hôm sau sẽ khiến cơ thể mẹ rất dễ rơi vào tình trạng suy nhược. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thai nhi, khiến các bé dễ bị suy dinh dưỡng bào thai và thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động hình thành của não bộ.

Trong khi đó, một mẹ bầu chịu khó đi ngủ sớm trong khoảng thời gian từ 23 giờ đến 3 giờ sáng thì sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc tạo máu trong cơ thể, giúp thai nhi có đủ máu để phát triển và duy trì các hoạt động sống của mình trong bụng mẹ.

Ảnh hưởng đến thai nhi là vậy, thói xấu ngủ trễ và ngủ thất thường còn có thể di truyền đến thai nhi, khiến các bé sau khi chào đời rất khó để cân bằng giấc ngủ giữa ngày và đêm. Tình trạng “ngủ ngày cày đêm” của bé cứ vậy mà kéo dài và gây ra những cơn stress cho mẹ cũng như hạn chế sự phát triển chiều cao và cân nặng của bé sơ sinh trong những tháng đầu.

Vì vậy, nếu có thói quen thức khuya, dậy trễ thì mẹ hãy mau thay đổi nha. Mẹ không thay đổi thì con lãnh đủ.

Lười suy nghĩ

Bội số chung của các mẹ bầu là mệt mỏi, lười vận động và ngủ thật nhiều.

Các mẹ có thể biện minh “mình không muốn mà tại cơ thể nó vậy thì phải chịu vậy”. Nhưng sau khi biết được những tai hại của thói lười này thì mẹ sẽ phải suy nghĩ lại cho xem. Các nghiên cứu đều chứng minh nếu người mẹ chịu khó hoạt động tay chân và trí não nhiều trong khi mang thai thì thai nhi sẽ lanh lợi và thông minh hơn. Lý do là vì trong suốt thời gian hình thành não bộ trong bụng mẹ, thai nhi gắn kết mật thiết với quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin từ mẹ. Nếu mẹ lười tư duy, ít suy luận thì não bộ của bé cũng sẽ vì vậy mà “ì ạch” theo.

Ngược lại, nếu trong lúc bầu bí, mẹ chịu khó làm vài bài toán, suy nghĩ một chút vấn đề đòi hỏi tư duy và tiếp thu thêm kiến thức thì não bộ thai nhi cũng đồng thời được kích thích và phát triển theo mức tương ứng. Vì lý do này mà các nhà khoa học luôn cho rằng chính người mẹ chứ không phải bố là người truyền cho con cái mình trí thông minh đấy!

Ngoài những điều này ra, thì các mẹ cũng nên nhớ, có bầu phải bỏ hạn chế khóc lóc, u sầu, ủ dột vì điều này sẽ rất nguy hại cho thai nhi. Nó thậm chí có thể khiến bé bị dị tật, mang bệnh nan y hoặc có giới tính khác thường đấy.

Sau cùng, các mẹ nhớ đi khám thai theo lịch hẹn và tiêm phòng theo chỉ định nhé! Chúc các mẹ có một thai kỳ thành công và những đứa con xứng danh thiên thần!

Theo WTT

Leave a Reply

Or