Thai nhi 7 tháng giảm chuyển động, bác sĩ choáng váng khi mổ cấp cứu lấy thai

Khi mổ lấy thai, em bé đã khá yếu và cơ thể chuyển màu tím tái, nhợt nhạt vì một nguyên nhân khiến bác sĩ cũng sốc.

Hiện tượng dây rốn quấn xung quanh cổ thai nhi khá phổ biến nhưng thông thường em bé chỉ bị quấn 1-2 vòng, không ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên trong trường hợp em bé bị dây rốn quấn trên 3 vòng có thể làm cho mạnh máu bị nén lại, gây hạn chế tuần hoàn máu đến thai nhi, do đó có thể gây thiếu máu não, thiếu oxy và dẫn đến em bé có thể tử vong trong tử cung mẹ.

Một trường hợp xảy ra mới đây về hiện tượng dây rốn quấn cổ vô cùng nguy hiểm nhưng may mắn được các bác sĩ can thiệp kịp thời. Theo đó, khi đang mang thai ở cuối quý thứ 2, chị Uông (tên nhân vật đã được thay đổi), sinh sống tại Hồ Bắc,Trung Quốc) nhận thấy hiện tượng thai nhi giảm chuyển động đáng kể nhưng chị vẫn không để tâm nhiều.

thai nhi 7 thang giam chuyen dong, bac si choang vang khi mo cap cuu lay thai - 1

Con chị Uông bị dây rốn quấn cổ tới 5 vòng. (ảnh minh họa)

Đến sáng hôm sau, em bé vẫn di chuyển rất ít nên chị quyết định đi khám thai. Sau khi siêu âm thai, bác sĩ phát hiện em bé bị dây rốn quấn cổ tới 3 vòng, tình hình theo dõi nhịp tim của thai nhi cũng không được tốt. Các bác sĩ đã khuyên thai phụ nên nằm viện theo dõi thêm và đến buổi chiều sau khi theo dõi nhịp tim thai vẫn không ổn, bác sĩ đã quyết cho chị Uông mổ đẻ cấp cứu.

Ca phẫu thuật nhanh chóng diễn ra, ngay sau đó e-kip mổ đẻ đã vô cùng sốc khi thấy thai nhi bị tới 5 vòng dây rốn quấn cổ chứ không phải 3 vòng như kết quả siêu âm trước đó. Toàn bộ cơ thể thai nhi lúc đó cũng đã chuyển sang tím tái và em bé không cất tiếng khóc như những trẻ sơ sinh khi vừa chào đời khác.

Ngay khi đưa em bé ra khỏi bụng mẹ, các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu và may mắn cơ thể bé dần hồng trở lại, cất tiếng khóc yếu ớt đầu tiên.

Hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi không phải quá hiếm. Bình thường, em bé và dây rốn trôi nổi trong tử cung mẹ. Tuy nhiên, khi em bé càng lớn lên sẽ thường xuyên cử động, nhào lộn khiến dây rốn quấn vào tay, chân, và trong nhiều trường hợp quấn cả vào cổ. Đôi khi trong lần khám thai này, bác sĩ phát hiện em bé bị dây rốn quấn cổ nhưng lần sau đó lại hết vì em bé đã tự xoay chuyển và gỡ ra được. Tuy nhiên khi thai nhi càng lớn thì khả năng em bé nhào lộn để gỡ dây rốn đã bị quấn ra sẽ càng khó hơn.

thai nhi 7 thang giam chuyen dong, bac si choang vang khi mo cap cuu lay thai - 2

Dây rốn quấn cổ không phải là hiện tượng quá hiếm gặp. (ảnh minh họa)

Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ nên làm gì?

Nếu bác sĩ phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ, việc mẹ có thể làm là:

Nằm nghiêng bên trái

Các nghiên cứu đã chỉ ra mẹ bầu nằm nghiêng bên trái rất có lợi cho việc lưu thông máu đến thai nhi. Trong trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ cũng nên nằm nghiêng bên trái sẽ giúp tăng lưu lượng máu đến tử cung. Mẹ nên đặt 2 chiếc gối ở dưới đùi để có tư thế nằm thoải mái nhất.

Theo dõi chuyển động của thai nhi hàng ngày

Nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ đặc biệt cần theo dõi những chuyển động của bé, quá ít hoặc quá nhiều chuyển động cũng có thể là dấu hiệu xấu và cần đến bệnh viện kiểm tra kịp thời. Tiêu chuẩn đếm chuyển động của em bé bình thường là khoảng 10 lần/12 giờ. Để đếm được chuyển động của bé, mẹ nên theo dõi vào 3 khung giờ sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 giờ. Và thường trong mỗi một giờ thấy 3 chuyển động của bé là dấu hiệu báo em bé đang bình thường.

Chú ý hoạt động của mẹ

Bà mẹ có thai nên chú ý có những hoạt động nhẹ nhàng, không nên lúc nào cũng ngồi một chỗ nhưng nên tránh lao động nặng, hoạt động quá sức hay tập thể thao cường độ cao.

Cân nhắc mổ lấy thai

Nếu phát hiện em bé bị dây rốn quấn cổ có nhịp tim thai bất thường là dấu hiệu em bé có thể bị thiếu oxy thì cần mổ lấy thai kịp thời.

Theo Phong Thư (Dịch từ Sina) (Khám Phá)

Leave a Reply

Or