Tất tật chứng nôn trớ ở bé yêu

Tại sao có trẻ dễ bị trớ, cứ ăn no hoặc vừa ăn xong mà bế xốc lại trớ, khóc cũng trớ…? Trường hợp trẻ hay nôn trớ, gia đình cần xử lý thế nào.

Ảnh minh họa
Nguyên nhân nôn trớ không chỉ do cấu tạo của trẻ sơ sinh dễ trớ mà còn do nhiều nguyên nhân khác nhau xảy ra với trẻ. Nôn trớ đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thường do những nguyên nhân như sai lầm trong chế độ ăn, dị ứng đạm sữa bò, trào ngược dạ dày thực quản (vì tư thế dạ dày còn nằm ngang mà lỗ tâm vị của dạ dày đóng chưa chặt nên sữa hay trào lên).
Để hạn chế nôn trớ, cần chú ý một số điều gồm: Thay đổi chế độ ăn của mẹ, điều chỉnh lại sai lầm (nếu có) khi pha sữa bữa phụ, cho trẻ bú đúng cách, tránh để trẻ hít phải khí khi đang bú.
Sau khi trẻ bú, không nên đặt nằm ngay mà nên bế trẻ với tư thế thẳng người. Tiếp đó, dùng tay vuốt nhẹ lưng trẻ, nếu xuất hiện dấu hiệu ợ hơi thì trẻ sẽ đỡ trớ và tránh thay đổi tư thế sau đó.
Khi trẻ mới bú xong, tránh các thao tác thay tã hay quần áo vì dễ làm trẻ ói sữa ra.
Sau khi đã làm tất cả các điều trên mà trẻ vẫn trớ nên đưa đi khám để bác sĩ tư vấn trước khi muốn dùng thuốc chống nôn dành cho trẻ như Motilium hoặc Primperan. Thông thường, hiện tượng nôn trớ sẽ giảm dần và mất hẳn khi trẻ lớn hơn, ít khi để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ.
theo: camnanggiadinh

Leave a Reply

Or