Quá trình gây mê và những nguy hiểm mẹ cần biết

Mới đây trong một cuộc phẫu thuật làm từ thiện nhằm “tìm lại nụ cười” cho các em nhỏ bị dị tật môi bẩm sinh đã có trường hợp bị tử vong trong quá trình làm phẫu thuật. Nguyên nhân của vụ việc đang được làm rõ bởi các cơ quan chức năng nhưng bước đầu chuẩn đoán là do sốc phản vệ khi gây mê

Khi tiến hành một cuộc phẫu thuật, không chỉ bé mà các bậc phụ huynh cũng dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng. Đặc biệt, nếu con bạn được lên lịch làm phẫu thuật, hẳn bạn có một tá câu hỏi cần “phỏng vấn” bác sĩ, đặc biệt là liên quan đến vấn đề gây mê. Cho dù là con bạn 7 tháng tuổi hay 17 tuổi thì các ý nghĩ bé sẽ ở tình trạng vô thức trong một khoảng thời gian có thể làm bạn lo lắng và hoang mang hơn rất nhiều.

Về cơ bản, gây mê là quá trình sử dụng thuốc để ngăn ngừa cảm giác đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Tại các bệnh viện hoặc trung tâm phẫu thuật sẽ có ít nhất một bác sĩ được đào tạo chuyên ngành gây mê, có trách nhiệm bảo quản thuốc và quá trình gây mê của bé, giải quyết những vấn đề xảy ra trong và sau khi phẫu thuật.

Quá trình gây mê diễn ra trong các giai đoạn: tiền mê, khởi mê, duy trì mê, thoát mê hay còn gọi là hồi tỉnh và giai đoạn hậu phẫu. Trong bất kỳ giai đoạn nào cũng sẽ có nguy cơ xảy ra biến chứng và tai biến. Vì vậy, vai trò của bác sĩ gây mê là vô cùng quan trọng. Bác sĩ gây mê có trách nhiệm khám, đánh giá các chức năng cơ thể của bệnh nhân để đưa ra kế hoạch gây mê hồi sức hợp lý đồng thời cũng phải giám sát nhằm phát hiện và xử lý những biến chứng một cách kịp thời nhằm bảo đảm an toàn cho bệnh nhân.

gay me
Biến chứng trong quá trình gây mê hoàn toàn có thể xảy ra

Thông thường, sau khi phẫu thuật, bé con nhà bạn sẽ gặp một vài triệu chứng như mất phương hướng, buồn nôn hoặc ớn lạnh nhưng các triệu chứng này rất nhanh chóng biến mất theo thời gian. Gây mê hiện nay rất an toàn, hiếm khi xảy ra các tai nạn trong quá trình gây mê. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp xảy ra những biến chứng ở trẻ em như nhịp tim kỳ lạ, khó thở, các phản ứng với thuốc, thậm chí đã có trường hợp tử vong xảy ra. Các biến chứng xảy ra phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và loại thuốc mê được sử dụng trong quá trình phẫu thuật.

Sốc phản vệ trong quá trình gây mê là một tai nạn rất hiếm khi xảy ra, đặc biệt là ở Việt Nam. Vì vậy, Bộ Y Tế Việt Nam không đưa ra yêu cầu kiểm tra với quy trình này. Biến chứng này thường xảy ra ở giai đoạn bắt đầu gây mê, vài giờ đầu sau gây mê hoặc trong giai đoạn hồi tỉnh. Ngoài tác dụng phụ của thuốc gây mê, trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân còn phải đối mặt với tác dụng phụ của các loại thuốc hỗ trợ trong quá trình gây mê.

Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or