Những sai lầm thường mắc phải khi cho bé ngủ của cha mẹ

Mỗi gia đình luôn có một cách nuôi dạy con khác nhau, và có một thói quen riêng cho bé khi ngủ hay chơi, nhất là cho bé ngủ có thể bạn đang mắc phải một trong những sai lầm ảnh hưởng cho bé dưới đây.

Đi ngủ đúng giờ là quy định

Không phải quy định, nhưng là thói quen. Khi đồng hồ điểm giờ ngủ, mẹ thường vội vã bế bé vào giường và luôn muốn con yêu ngủ đúng giờ, đủ giấc. Tuy nhiên mẹ ơi, bé không phải rô bốt tí hon đâu.

Nhiều khi đang chơi vui vẻ và phấn khích khi chơi với những món đồ chơi của mình hay vừa ăn no xong, sao mẹ có thể ép bé đi ngủ ngay được khi đồng hồ điểm tới giờ đi ngủ của bé. Thay vì vậy, mẹ nên tạo thói quen trước khi ngủ cho bé.

Khoảng một tiếng trước khi cho bé ngủ, mẹ cho bé vào giường, che mùng, bật đèn ngủ cho bé, tạo môi trường thoải mái.Ngoài ra, mẹ có thể tắm hoặc lau người sơ qua cho bé bằng nước ấm, thay quần áo và mặc tã để bé thêm dễ chịu.

Mở cho bé nghe những bản nhạc nhẹ, êm ái hoặc những mẩu chuyện ngắn thủ thỉ cùng con. Hay bạn có thể nằm bên cạnh bé kể cho bé những cây chuyện hay cũng là cách hay.

Bỏ qua dấu hiệu buồn ngủ của bé

Những biểu hiện như: ngáp, dụi mắt, trở nên khó chịu và chậm chạp, mỗi khi bé buồn ngủ. Nhưng mẹ thường bỏ qua những dấu hiệu đó và không cho bé ngủ theo nhu cầu hay bạn thấy còn sớm nên không cho bé ngủ. Thực ra, cơ thể bé sẽ không sản xuất chất làm dịu giúp bé thư giãn melatonin, nếu mẹ bỏ qua cơn buồn ngủ tự nhiên này của bé. Thì bé có thể bị phản ứng ngược lại làm bé khó ngủ do hormone gây stress, cortiso.

Vì vậy, ngay khi thấy bé có dấu hiệu, mẹ nên cho bé đi ngủ. Nếu như bạn thấy bé còn mãi chơi khi gần tới giờ đi ngủ thì bạn có thể sử dụng phương pháp trên, vf khi bé lên chiếc giường của bé thì bé sẽ thấy buồn ngủ dễ dàng hơn.

Làm mọi cách để bé ngủ lại

Chuyện giấc ngủ của bé thường hay bị gián đoạn cứ khoảng 2-3 tiếng/lần bé lại thức giấc. Và mẹ lại ru con ngủ lại từ đầu. Vô tình tạo cho bé thói quen trong thời gian dài: Muốn ngủ lại thì bé phải nhờ người khác.

Khi bé được 6-8 tuần tuổi, mẹ có thể yên tâm về sự cứng cáp của bé. Thay vì hát ru, vỗ mông, xoa lưng thì bạn hãy để bé tự ngủ lại theo bản năng. Một chiêu thông minh để mẹ khỏe, bé tự lập.

Chuyển chỗ ngủ cho bé quá sớm

Cảm thấy chiếc cũi trẻ em trở nên quá chật chội cho bé con đang ngày một lớn lên, mẹ quyết định cho bé sang giường trẻ em cho bé thoải mái hơn. Nhưng với sự thay đổi đột ngột khi bé chưa sẵn sàng khiến bé lạ lẫm với không gian mới và trở nên rất khó ngủ. Chỉ khi bé con tự mình leo ra khỏi cũi (khoảng 2 tuổi hơn), đây mới là thời điểm thích hợp mẹ nên thay đổi giường cho con.

Việc bạn đầu bé ngủ giường mới cũng rất khó khăn vì bé không quen không gian mới đó, ngay cả người lớn cũng có tình trạng đó. Tốt nhất khi bạn muốn chuyển giường cho bé thì bạn phải có thời gian nhất định, bạn thử đặt chiếc củi trẻ em sát bên chiếc giường nối liền với giường, bé sẽ quen dần với chiếc giường ngủ mới của mình.

Với những chiếc giường mới của bé thì bạn có thể trang bị cho bé thêm những thanh chắn giường cho bé để bé có thể an toàn hơn, bé không bị lăn xuống đất khi ngủ

Đụng đâu ngủ đấy

Với những bà mẹ khi thấy bé buồn ngủ là cho bé ngủ ngay tại chổ đó như cho bé ngủ trên chiếc xe đẩy, trên ghế salon, hay ngay cả trên tay mình, thượng làm cho bé chó những giấc ngủ không sâu, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé hay sẽ rất khó ngủ lại, nhưng không giúp cho bé ngủ sâu giấc, cũng không được thoải mái hơn, giây sự cáu gắt khó chịu ở bé.

nhung-sai-lam-thuong-mac-phai-khi-cho-be-ngu-cua-cha-me

Dù gì thì bạn cũng cần phải cho bé ngủ trên chiếc củi trẻ em hay chiếc giường thân thuộc cho bé có được một giấc ngủ ngon.

Lịch ngủ lộn xộn

Nhưng nói gì thì điều này cũng rất quan trọng, khi bạn cho bé ngủ những khung giờ, múi giờ khác nhau thường làm bé khó chịu những lúc bạn ép bé đi ngủ ban đêm khi bé chưa buông ngủ, nhất là những bà mẹ cho bé ngử những khoản thời gian gần nhau quá, ví dụ như các bà mẹ dã cho bé ngủ giấc chiều lúc 6-7h rồi 8h hơn thì bé bắt đầu ngủ đêm thì không thể nào bé chịu ngủ. Vì thế bạn cần xếp lịch ngủ hợp lý ban ngày cho bé, nếu bé ngủ ngày ít thì bạn có thể xếp cho bé ngủ đêm sớm hơn và ngược lại cũng vậy.

Điều này cũng giúp bạn có được giấc ngủ ngon khi bé không quấy rối ban đêm.

Cho bé ngủ muộn

Nhiều gia đình hay có thói quen ngủ muộn, làm cho bé có thoái quen thức cùng mẹ, điều này thường làm bé cáu gắt, mệt mỏi vào ngày hôm sau mà thôi. Đồng hồ sinh học của trẻ sơ sinh vận hành theo đúng quy trình, dù mẹ cho bé ngủ giờ nào, cứ sáng sớm bé sẽ thức dậy. Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 10-11 tiếng mỗi đêm.

Bạn có thể ngủ muộn hơn khi bé của bạn lớn hơn 13 tuổi có thể hôm sau bé sẽ ngủ bù

Mỗi người mỗi ý

Thường thì việc xoa dịu cho bé ngủ cũng rất quan trọng, bạn nên thống nhất nhất với ba của bé khi xoa bé ngủ, đừng có xoa bé mỗi người một kiểu như ba thì xoa mông bé, mẹ thì xoa lưng. Thống nhất một vị trí cho bé có một thói que cho bé dễ ngủ hơn khi bé thức giấc giữ chừng.

Từ bỏ quá sớm

Bạn muốn cho bé có được những giấc ngủ có khoa học, nhưng trong thời gian bạn đổi thói quen ngủ đó cho bé, bạn cứ nghĩ rằng răng bé sẽ quen trong ngày một ngày 2, nhưng vài ngày sau bạn không thấy bé thay đổi và bạn cho rằng bé không thích hợp. Điều này không đúng, bạn nên kiên nhẫn hơn một thời gian, cho bé quen dần một thói quen gì đó thì bạn cần phải cho bé thời gian khoản 3 tuần, thì phương pháp đó của bạn mới có hiệu quả.

Theo conlatatca

Leave a Reply

Or