Những sai lầm kinh điển của cha mẹ khi cho con ngủ

Giấc ngủ có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nhưng những sai lầm kinh điển dưới đây của cha mẹ lại làm hại đến con.

nhung_sai_lam_kinh_dien_cua_cha_me_khi_cho_con_ngu_400_276

1 Cho con ăn thật no trước khi đi ngủ
Rất nhiều bà mẹ có suy nghĩ rằng, nếu không cho con ăn thật no trước khi ngủ thì nửa đêm con sẽ tỉnh dậy vì bị đói. Nhưng điều này là vô cùng sai lầm. Bởi giấc ngủ ban đêm là khoảng thời gian cơ thể con cần được nghỉ ngơi để phục hồi, đồng thời phát triển để hoàn thiện các chức năng bộ phận. Nếu ngay trước khi đi ngủ mẹ cho con ăn quá no, sẽ khiến trẻ bị chướng bụng, đầy bụng, đây là nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, cơ thể phải dành quá nhiều năng lượng cho việc tiêu hóa trong lúc bé ngủ, khiến sự phát triển các cơ quan bị chậm lại. Do đó, mẹ chỉ nên cho con ăn nhẹ, tốt nhất là uống sữa trước khi ngủ khoảng 1 tiếng sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.

2 Cho bé uống nước hay dùng mật ong trước khi ngủ
Khảo sát cho thấy, rất nhiều bà mẹ không hề biết rằng, trong sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ nước và dưỡng chất cho trẻ. Vì thế, trẻ dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn không cần uống thêm nước lọc. Việc cho con uống nước lọc chỉ khiến con có cảm giác no, ăn ít sữa hơn và trở nên còi cọc. Nước lọc chỉ cần thiết khi con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm mà thôi.
Ngoài ra, mật ong cũng là loại thực phẩm mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng. Bởi mật ong chứa lượng đường rất lớn, hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ chưa thể tiếp nhận được. Ngoài ra, các bào tử của Clostridium botulinum trong mật ong, có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh.
Do đó, đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên cho uống thêm nước lọc và mật ong. Với trẻ lớn hơn, việc uống nước trước khi đi ngủ cũng không nên, bởi nó sẽ khiến trẻ đi tiểu nhiều trong đêm, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.

3 Ủ bé sơ sinh trong lớp chăn dày khi ngủ
Đây là sai lầm của rất nhiều bà mẹ. Với tâm lý sợ con bị lạnh hoặc giật mình khi ngủ, mẹ thường ủ cho con một lớp chăn thật dày. Nhưng điều này vô tình làm thân nhiệt con tăng lên, khiến bé dễ ra mồ hôi khi ngủ và dẫn đến nguy cơ cảm lạnh. Ngoài ra, các chuyên gia còn cho biết, việc ủ chăn quá dày còn làm tăng nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh (SIDS).

nhung_sai_lam_kinh_dien_cua_cha_me_khi_cho_con_ngu_2
Ủ bé trong lớp chăn quá dày khi ngủ dễ khiến trẻ cảm lạnh và nguy cơ đột tử khi ngủ

4 Bỏ qua những dấu hiệu buồn ngủ của bé
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường “phát ra” những tín hiệu thể hiện việc bé buồn ngủ như ngáp, dụi mắt, hoạt động chậm lại, rên rỉ, nhặng xị và mất hứng thú với việc vui chơi. Tuy nhiên, cha mẹ thường bỏ qua các dấu hiệu đó và không cho bé ngủ theo nhu cầu, khiến cơ thể bé tự “sản xuất” hormone gây stress làm bé khó ngủ, thay vì melatonin – chất làm dịu giúp bé thư giãn. Do đó, ngay khi thấy con có những dấu hiệu buồn ngủ, thì cha mẹ nên bế trẻ vào phòng yên tĩnh, bật đèn ngủ, có thể hát ru hoặc kể chuyện để cơn buồn ngủ nhanh kéo tới. Khi đó, hãy nhẹ nhàng đặt con lên cũi hoặc giường và tắt đèn.

5 Rung lắc để ru con ngủ
Hầu hết các mẹ có thói quen rung lắc, đung đưa con trên tay để trẻ dễ ngủ. Quả thật, hành động này thường giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nhưng điều này lại tác động rất xấu đến sức khỏe của bé, dễ khiến não bộ còn non nớt của bé bị tổn thương.
Ngoài ra, thói quen này còn khiến trẻ ỷ lại vào cha mẹ và thường quấy khóc, không chịu ngủ khi được đặt vào cũi hoặc trên giường. Điều đó sẽ làm bạn rất vất vả khi chăm con sau này đấy. Vì thế, cha mẹ nên tập cho con thói quen tự lập khi ngủ sớm, sẽ giúp ích nhiều cho sự phát triển lâu dài của trẻ.

nhung_sai_lam_kinh_dien_cua_cha_me_khi_cho_con_ngu_3

Thường xuyên rung lắc để ru ngủ sẽ ảnh hưởng đến não bộ của trẻ

6 Làm mọi cách để cho bé ngủ lại
Trẻ sơ sinh thường ít khi ngủ thẳng giấc, mà cứ khoảng 2 đến 3 tiếng bé lại thức dậy một lần. Thông thường, khi con tỉnh giấc, cha mẹ lại cố gắng dỗ con ngủ lại bằng nhiều động tác như bế, ẵm, đung đưa, xoa người, hát ru… Nhưng điều này vô tình tạo ra thói quen phụ thuộc ở trẻ, nếu không được dỗ bé sẽ không ngủ tiếp. Do đó, khi còn đã được 6 đến 8 tuần tuổi, tương đối cứng cáp thì cha mẹ nên tập thói quen ngủ lại tự nhiên cho trẻ. Khi con tỉnh giấc, hãy im lặng để bé tự ngủ lại, chỉ khi con quấy khóc, cha mẹ mới cần kiểm tra các vấn đề của con và vỗ về nhẹ để con ngủ lại, không nên bế bé lên đung đưa. Ban đầu, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để con ngủ lại, nhưng chỉ một thời gian ngắn bé sẽ quen dần với việc tự ngủ, và điều đó sẽ tốt hơn về lâu dài.

7 Chuyển từ cũi sang giường lớn quá sớm
Việc chuyển con từ cũi sang ngủ giường lớn quá sớm là một sai lầm thường gặp. Bởi trẻ chưa quen với không gian mới nên rất dễ bị khó ngủ. Mẹ chỉ nên chuyển giường khi bé được khoảng 2 tuổi. Trước khi chuyển, cha mẹ cần giúp trẻ làm quen dần với không gian ngủ mới, bằng cách tháo bớt một bên rào của cũi và đặt cũi bên cạnh giường với độ cao tương đương. Chú ý rào quanh giường để con không bị ngã.

8 Đặt bé ngủ tuỳ tiện mọi lúc mọi nơi
Vì trẻ nhỏ thường ngủ nhiều lần trong ngày, nên cha mẹ hay có thói quen để con ngủ tùy tiện bất cứ chỗ nào như ghế salon, ghế ô tô, hay thậm chí là ngay trên thảm… Nhưng những giấc ngủ như vậy không khiến con ngủ sâu và thoải mái, thậm chí còn khiến bé mệt mỏi và cáu gắt hơn. Do đó, chỉ trừ những trường hợp bé quá buồn ngủ và cần ngủ ngay, còn lại nên tạo thói quen ngủ lành mạnh cho bé. Việc ngủ đúng nơi, đúng chỗ quen thuộc sẽ bảo đảm chất lượng giấc ngủ để trẻ phát triển tốt hơn.

9 Để bé vừa ngủ vừa bú mẹ hoặc bú bình
Các chuyên gia khuyến cáo, việc để con vừa bú sữa vừa ngủ rất nguy hiểm cho trẻ. Bởi điều này khiến hô hấp của trẻ khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ sặc sữa, thậm chí đã có trường hợp trẻ vong. Ngoài ra, việc vừa ngủ vừa bú sữa còn ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển răng miệng và nướu của bé.

nhung_sai_lam_kinh_dien_cua_cha_me_khi_cho_con_ngu_4

Trẻ vừa ngủ vừa bú sẽ rất nguy hiểm

Theo lamsao

Leave a Reply

Or