Những nguyên nhân gây hiếm muộn và vô sinh ở nữ giới

Khoảng 10% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản sẽ gặp khó khăn với việc thụ thai. Trong đó 30% trường hợp là xuất phát từ người chồng, 30% thuộc về người vợ và phần còn lại thường là không rõ nguyên nhân.

Nếu hai vợ chồng bạn có quan hệ trong suốt một năm (hoặc 6 tháng với phụ nữ trên 35 tuổi), không dùng bất cứ biện pháp bảo vệ nào nhưng vẫn không thụ thai thì nên đi khám để xác định xem liệu có phải nguyên nhân từ một trong hai người hay không. Việc điều trị hiếm muộn sẽ dễ dàng hơn nếu xác định đúng nguyên nhân.

Nguyên nhân hiếm muộn và cách điều trị những vấn đề đến từ người vợ

Lạc nội mạc tử cung
Đây là một loại bệnh lý đặc biệt, đó là sự di chuyển của nội mạc tử cung đến một vị trí khác ngoài tử cung. Ở đó nội mạc tử cung chịu sự ảnh hưởng của của nội tiết tố sinh dục, phát triển theo chu kỳ kinh nguyệt.
Loại bệnh lý này khá phổ biến chiếm khoảng 2% phụ nữ trong lứa tuổi sinh nở. Bệnh này thường phát triển một cách âm thầm và gây ra những hậu quả khó lường, tai hại nhất chính là vô sinh.

Triệu chứng:
Một số phụ nữ không có triệu chứng nhất định, trong khi với những người khác thì đó là việc chu kỳ kinh nguyệt không đều, vùng xương chậu bị đau khi có quan hệ.

Giải pháp:
Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản kết hợp với việc thụ tinh nhân tạo. Phẫu thuật để loại bỏ các tế bào bất thường, hỗ trợ kỹ thuật sinh sản.

Gặp vấn đề với việc rụng trứng
Trứng rụng nhưng không thể làm tổ được là lý do chính khiến bạn khó thụ thai. Tuy nhiên trứng không hề có vấn đề gì bất thường.

Triệu chứng:
Kinh nguyệt bất thường.

Giải pháp:
Sử dụng thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản và thụ tinh trong ống nghiệm. Thông thường tỷ lệ thành công là 70 – 90% với các cặp vợ chồng điều trị bệnh lý về trứng và khoảng 20 – 60% với những người có thể thụ thai nhân tạo.

Những nguyên nhân gây hiếm muộn và vô sinh ở nữ giới

Chất lượng trứng không đảm bảo
Nếu trứng của bạn có vấn đề hoặc có nhiễm sắc thể bất thường thì không thể duy trì một thai kỳ bình thường. Chất lượng trứng sẽ giảm đáng kể theo thời gian.

Triệu chứng:
Không hề có một triệu chứng cụ thể nào.

Giải pháp:
Thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách sử dụng phôi trứng từ người khác. Tỷ lệ thành công với cách thụ tinh này là khoảng 30 – 50%.

Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tình trạng mà nang ở buồng trứng của bạn không thể phát triển thành nang trưởng thành được.

Triệu chứng:
Tóc mọc dày hơn, mụn trứng cá nhiều và béo phì.

Giải pháp:
Điều chỉnh lại lối sống bằng cách cân bằng lại chế độ ăn uống và tập thể dục, sử dụng thuốc hỗ trợ khả năng sinh sản và thụ tinh trong ống nghiệm. Hiện nay đã có loại thuốc mới có tác dụng giúp phục hồi sự rụng trứng

Tắc ống dẫn trứng
Là hiện tượng ống dẫn trứng bị chặn hoặc có vấn đề khiến cho trứng không thể tiếp xúc với tinh trùng, thậm chí ngăn không cho trứng đã được thụ tinh vào tử cung. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như Chlamyia hoặc đã từng phẫu thuật triệt sản trước đó.

Triệu chứng:
Không hề có một triệu chứng cụ thể nào.

Giải pháp:
Có thể phẫu thuật để thông ống dẫn trứng hoặc thụ tinh ống nghiệm. Tỷ lệ thành công cho phương pháp này thường là 20 – 60 % tùy thuộc vào vị trí cũng như độ tắc nghẽn của ống dẫn trứng.

Những nguyên nhân gây hiếm muộn và vô sinh ở nữ giới

Dị ứng tinh trùng
Là hiện tượng cơ thể phản ứng miễn dịch với tinh trùng, khoảng 2% cơ thể phụ nữ có thể sản xuất những kháng thể tiêu diệt tinh trùng.

Triệu chứng:
Không có một triệu chứng cụ thể.

Giải pháp:
Thụ tinh nhân tạo hoặc dựa vào các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Tỷ lệ thành công là 20 -40 % với các cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm.

Không rõ nguyên nhân
Bác sĩ có thể chuẩn đoán vấn đề của bạn với một kết luận có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng và bối rối đó là “không giải thích được rõ ràng nguyên nhân”. Bởi vì thật sự chính họ cũng không thể tìm thấy được nguyên nhân khiến vợ chồng bạn không thể thụ thai. Với những tình huống như thế này, yếu tố đầu tiên họ nghĩ đến thường là do các độc tố đến từ môi trường.

Triệu chứng:
Không có triệu chứng nào rõ rệt.

Giải pháp:
Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ sinh sản kết hợp với thụ tinh nhân tạo hoặc các công nghệ khác hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm. Tỷ lệ thành công khi sử dụng thuốc điều trị với thụ tinh nhân tạo là 8 – 17%, sau thời gian điều trị dài thì khả năng thụ thai cũng giảm dần chỉ còn khoảng 20 -25%.

Theo mecon – Phan Liên

Leave a Reply

Or