Những biến chứng nguy hiểm khi chuyển dạ

Sau 9 tháng 10 ngày mang thai, bà bầu bước vào cuộc chuyển dạ với hy vọng cho ra đời một em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong khi chuyển dạ mà bà bầu cần đặc biệt lưu tâm.

1. Ngôi thai bất thường

Những trường hợp thai nhi nằm lệch về một bên, chân ra trước hoặc nằm ở một ví trí khác thường trong tử cung sẽ gây ra những khó khăn khi chuyển dạ. Ngôi thai bất thường khiến sản phụ  khó có thể sinh tự nhiên và nguy cơ cao gặp biến chứng như chảy máu nhiều, vỡ tử cung,…

Trong quá trình mang thai tuần thứ 36, 37 nếu phát hiện ngôi thai bất thường, bà bầu có thể được làm thủ thuật để xoay ngôi thai. Bác sĩ sẽ truyền thuốc làm giãn tử cung và bắt tạo áp lực vừa phải lên ổ bụng để xoay ngôi thai. Nếu những nỗ lực đó đều không mang lại kết quả, sản phụ sẽ phải sinh mổ. Phẫu thuật là điều cần thiết trong trường hợp này để loại trừ khả năng đầu em bé sẽ bị kẹt trong ống sinh.

Những biến chứng nguy hiểm khi chuyển dạ

2. Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau phát triển bao phủ cổ tử cung khiến thai nhi khó di chuyển ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ, gây chảy máu từng đợt. Khi chuyển dạ, đoạn dưới tử cung căng giãn (do tử cung co bóp đẩy thai xuống phía dưới) làm cho nhau bị trượt, bong ra gây chảy máu ồ ạt. Sản phụ có nhau tiền đạo không thể sinh con tự nhiên mà cần phải được phẫu thuật.

3. Thai nhi bị ngạt do hít phân su

Phân su là một chất tồn tại trong nước ối mà thai nhi có thể bị ngạt nếu hít phải. Thông thường, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị ngạt do hít phân su sau khi sinh ra là tương đối thấp và chỉ xảy ra khi lượng phân su bé hít vào lớn. Nếu hít phải một lượng lớn phân su, sau khi chào đời, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt để tránh tình trạng khó thở, ngạt thở hoặc suy hô hấp.

Những biến chứng nguy hiểm khi chuyển dạ

4. Thai nhi bị “tràng hoa quấn cổ”

Tràng hoa quấn cổ là cách gọi dân gian mang tính hình tượng chỉ tình trạng dây rốn quấn chặt quanh cổ của thai nhi, khiến bé không thở được. Trung bình 25% các ca sinh nở gặp phải tình trạng này. Khi bị tràng hoa quấn cổ, đa số thai nhi vẫn phát triển bình thường.

Tuy nhiên, thai càng lớn thì càng có nguy cơ bị quấn chặt khiến máu, không khí, chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng bị cản trở. Trẻ sinh ra có thể thiếu máu, nhẹ cân. Trường hợp nghiêm trọng hơn, khi chuyển dạ, dây rốn quấn quanh cổ khiến bé bị treo lên cao, không chui ra ngoài được, có thể bị ngạt dẫn tới tử vong. Nếu thai nhi bị tràng hoa quấn cổ, đa phần các sản phụ sẽ phải phẫu thuật để đảm bảo tính mạng và sức khỏe cho cả mẹ và bé.

5. Thai nhi kệt sức

Dù không còn được các bác sĩ sản khoa sử dụng như một thuật ngữ thường xuyên nhưng nếu bạn nghe thấy ai đó nói về tình trạng này thì có nghĩa là có một số vấn đề nghiêm trọng xảy ra với thai nhi khi bạn chuyển dạ. Phần lớn trong số đó là suy giảm nhịp tim. Trong trường hợp này, thai nhi sẽ được đưa ra ngoài ngay lập tức. Thông thường, bác sĩ sẽ phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài nhanh nhất có thể.

Leave a Reply

Or