Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

Sau khi sinh con, việc chăm con nhỏ sẽ làm mẹ mất nhiều công sức và thời gian hơn. Nhất là phải chăm sóc cho dây rốn chưa rụng của bé. Vậy làm sao để biết cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh? Dưới đây sẽ là vài phân tích nhỏ của chúng tôi về vấn đề này. Các mẹ bỉm sữa cùng tham khảo nhé!

1/ Dây rốn là gì?

Dây rốn của trẻ sơ sinh rất quan trọng cho sự sống còn của bé thời điểm còn trong bụng mẹ. Dây rốn là nơi mang các dưỡng chất và dưỡng khí tốt nhất truyền từ mẹ sang thai nhi. Thế là bé lớn lên từng ngày nhờ vào dây rốn. Sau khi bé được chào đời, bác sĩ đỡ đẻ sẽ cắt dây rốn và nay chỉ còn cái cuống rốn còn nằm trên bụng bé có độ dài khoảng từ 4 đến 5cm.

cach-cham-soc-ron-cho-tre-so-sinh-ma-me-can-biet

Mẹ cần học cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để giúp bé phát triển khỏe mạnh và sạch sẽ.

Thông thường, cuống rốn sẽ tự rụng trong vòng 10 đến 15 ngày sau sinh. Trong thời gian này, bạn cần biết cách vệ sinh và chăm sóc rốn cho bé. Vì đây chính là cửa ngõ cho vi khuẩn gây hại xâm nhập vào máu của bé gây nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.

2/ Cách thay băng rốn cho trẻ sơ sinh

Cuống rốn giống như một vết thương hở, bạn cần phải sát trùng và băng bó đúng cách, tránh để cuống nhiễm trùng gây nguy hại cho sức khỏe của bé. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh.

Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như: que gòn vô trùng, chai cồn 70 độ, gạc vô trùng. Trước khi thực hiện thay băng rốn cho bé, mẹ phải rửa tay sạch với xà bông, sau đó dùng cồn 90 độ để sát trùng tay mình.

Bước 1: Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn.

Bước 2: Quan sát mặt cắt rốn và các vùng xung quanh rốn, để ý mùi hôi và các chất dịch chảy ra, có máu hay mủ đọng lại không.

Bước 3: Dùng que gòn tẩm cồn 70 độ sát trùng rốn theo trình tự: chân rốn, thân cuống rốn, mặt cắt cuống rốn, vùng da xung quanh rốn rộng khoảng 5cm. (Chú ý: thay que gòn khác cho mỗi lần sát trùng. Không nên tẩm cồn i – ốt có thể làm cháy da bé).

Bước 4: Để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một miếng gạc mỏng vô trùng. Quấn ngang bụng thật nhẹ nhàng, không nên quấn quá chặt hoặc quá dày. Quấn dưới rốn, không để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì làm vấy bẩn vùng rốn.

Đặc biệt, các triệu chứng của rốn sau đây như: rốn rỉ nước vàng, có mùi hôi hoặc có mủ. Rốn chảy máu nhiều hoặc khó cầm máu. Da quanh rốn sưng nề và tấy đỏ. Rốn có chồi hạt, rỉ nước kéo dài. Rốn chậm rụng sau 3 tuần. Những triệu chứng này báo hiệu cuống rốn đã bị nhiễm trùng. Vì thế, mẹ cần gấp rút đưa bé đến bệnh viện để được các chuyên gia chăm sóc.

3/ Cách chăm sóc rốn sau khi rụng

Theo các chuyên gia cho biết, trong vòng từ 10 đến 21 ngày, cuống rốn sẽ khô lại và rụng đi để lại một vết thương nhỏ, chỉ sau vài ngày sẽ lành hẳn.

Gấp tã trẻ em đặt dưới cuống rốn hoặc mua loại tã có khoảng trống cho cuống rốn khô thoáng, giữ cho cuống rốn không tiếp xúc với nước tiểu. Khi cuống rốn rụng sẽ có ít máu dính trên tã và điều này là hoàn toàn bình thường. Không nên cho bé ngâm nước khi cuống rốn chưa rụng nhé!

Nếu tiết trời ấm hoặc nóng, mẹ chỉ cần mặc tã hoặc áo phông rộng rãi giúp bé thoáng mát và mau khô cuống rốn. Không nên mặc đồ quá bó sát cho bé khi mà cuống rốn chưa rụng. Lưu ý: Mẹ không nên cố tình kéo đứt cuống rốn của bé dù trông nó có vẻ sắp rụng.

Tuy nhiên, có một số trường hợp khi cuống rốn của bé rụng, những u thịt nhỏ được lưu lại. Có thể những khối u thịt nhỏ đó sẽ tự động mất đi hoặc nhờ vào sự can thiệp của bác sĩ. Mẹ không cần quá lo lắng vì điều này là hết sức bình thường và không gây ra hậu quả xấu nào cho trẻ.

Bằng những cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh trên, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến những kiến thức bổ ích giúp cho mẹ sau sinh cảm thấy tự tin hơn khi chăm sóc con nhỏ. Một lần nữa, chúng tôi cầu mong cho cả mẹ và bé luôn được khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện và mẹ mau chóng lấy lại vóc dáng nhanh chóng.

 Theo eva

Leave a Reply

Or