Nghiên cứu khoa học cho rằng bố mẹ để mặc con khóc đến lúc tự ngủ là hoàn toàn đúng đắn

Việc dỗ con ngủ ngon giấc và sâu ban đêm được nhiều mẹ quan tâm. Con ngủ sâu giấc ban đêm sẽ phát triển cả về thể chất và trí não, mà mẹ cũng được ngủ “ké” cùng con, để có sức chăm con vào ngày hôm sau.

Nhưng không phải lúc nào cũng như ý muốn, bởi trẻ sơ sinh hay gặp vấn đề với giấc ngủ đêm, có mẹ chia sẻ rằng con cứ quấy khóc liên tục trong đêm, mẹ phải ẵm trên tay dỗ dành, mặc dù đã ngủ thật say nhưng hễ đặt xuống giường là khóc, làm người mẹ không tài nào ngủ được. Và một cuộc tranh cãi đã xảy ra, là nên dỗ con ngủ như thế nào đúng khoa học, không làm ảnh hưởng đến tâm lý của con.

Có một phương pháp rèn luyện cho con tự ngủ gọi là “Cry it out”, tạm dịch là “Mặc kệ con khóc”, có nghĩa là khi con quấy khóc, cha mẹ cứ để mặc con khóc, khi nào khóc chán chê con sẽ tự dỗ mình ngủ. Vì nhiều nghiên cứu cho rằng trẻ con cũng biết tạo áp lực cho cha mẹ bằng tiếng khóc, có nghĩa là trẻ đòi hỏi cha mẹ phải bế bồng, dỗ dành. Nếu khi trẻ khóc mà cha mẹ đáp ứng đòi hỏi ngay thì trẻ sẽ hình thành thói quen đó, còn ngược lại khi trẻ khóc mà cha mẹ không dỗ dành thì dần dần trẻ sẽ quen với điều đó và sẽ không quấy khóc nữa. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến tranh luận rằng nếu để mặc con khóc thì con sẽ gặp vấn đề tâm lý, con sẽ tự ti, không còn tự tin vào bản thân mình nữa.

2016-05-24T12-10-00-8Z-1280x720.today-inline-vid-featured-desktop

Nhưng một nghiên cứu mới nhất cho rằng phương pháp “Mặc kệ con khóc” là hiệu quả, và không gây ra sự căng thẳng hay vấn đề tình cảm lâu dài nào cho trẻ sơ sinh.

Các nhà nghiên cứu ở Úc đã thử nghiệm với 43 phụ huynh có con từ 6 đến 16 tháng tuổi, họ đều có phàn nàn chung là con của họ gặp vấn đề về giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu hướng dẫn cho 1/3 phụ huynh thực hành phương pháp “Mặc kệ con khóc”. Cha mẹ được yêu cầu rời khỏi phòng ngủ trong vòng 1 phút sau khi đặt con xuống giường, và nếu đứa bé khóc, cha mẹ phải đợi chờ trong một thời gian trước khi trở lại dỗ dành bé.
Một phần ba số phụ huynh khác đươc yêu cầu thử một phương pháp mới trong việc dỗ con ngủ, được gọi là “đi ngủ muộn hơn”. Ở phương pháp này, các bậc cha mẹ cho con đi ngủ trễ hơn so với thông thường, và có thể ở lại cho đến khi con ngủ gà ngủ gật.

Nhóm phụ huynh cuối cùng được gọi là “nhóm kiểm soát”, không tham gia vào việc dỗ con ngủ.

3 tháng sau khi cuộc thử nghiệm diễn ra, các nhà nghiên cứu thấy rằng các em bé trong nhóm “Mặc kệ con khóc” đi vào giấc ngủ nhanh hơn 15 phút so với những trẻ ở “nhóm kiểm soát”. Những đứa trẻ trong nhóm “đi ngủ muộn hơn” thì ngủ nhanh hơn khoảng 12 phút so với “nhóm kiểm soát”.

Lợi ích của phương pháp “Mặc kệ con khóc”, ông Michael Gradisar, giáo sư tâm lý học tại Đại học Flinders, Adelaide, Australia cho rằng sẽ giúp cho cha mẹ và trẻ không bị rơi vào “cái bẫy hành vi hỗ trợ”, trong đó trẻ sẽ mong đợi nhận được sự cưng chiều từ cha mẹ mỗi khi trẻ khóc lóc, thay thì tập trung tự dỗ mình ngủ. “Điều này đặc biệt đúng, nếu như cha mẹ đáp ứng ngay lập tức những đòi hỏi của trẻ mỗi khi trẻ khóc. Điều này dẫn đến trẻ có xu hướng khóc thường xuyên hơn, và làm ngắt quãng giấc ngủ”.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, phương pháp “Mặc kệ con khóc” có kết quả tốt hơn phương pháp “đi ngủ muộn hơn”, như số lần trẻ thức dậy trong đêm và tổng thời gian ngủ. Mặc dù hai phương pháp này giúp trẻ ngủ nhanh hơn nhưng khi cha mẹ phải chờ đợi con đi ngủ, mỗi phút trôi qua cũng đều tốn công sức hơn. Hơn nữa, 1 năm sau cuộc thử nghiệm, các em bé trong nhóm “Mặc kệ con khóc” không có dấu hiệu “đòi mẹ” như thường thấy ở trẻ em. Chuyên gia cũng cho rằng nghiên cứu này cho thấy không có tác động tiêu cực nào lên thần kinh của trẻ.

be-ngan-giang-gio-da-duoc-3-thang-tuoi-1399260293746

Tiến sĩ Tanya Altmann, một bác sĩ nhi khoa có trụ sở tại miền Nam California và là tác giả của “Mommy calls”, khuyên cha mẹ nên bắt đầu rèn luyện giấc ngủ cho con từ khi lúc bé sinh ra. Nó bắt đầu với việc trẻ sơ sinh có một môi trường ngủ an toàn, thoải mái, trên một chiếc giường, cũi hoặc nôi. Đến lúc em bé 2-3 tháng tuổi, cha mẹ nên đưa con đi ngủ khi bé bắt đầu buồn ngủ nhưng chưa ngủ hẳn. “Nó thực sự có lợi cho trẻ về lâu dài, bởi vì việc tự dỗ ngủ sẽ đi theo trẻ trong suốt toàn bộ cuộc sống của trẻ,” Altmann nói.

Về vấn đề lựa chọn phương pháp, cả hai phương pháp trong nghiên cứu mang lại những lợi ích khác nhau.
“Nếu con bạn chỉ gặp vấn đề thức giấc ban đêm, nghiên cứu này cho thấy phương pháp đi ngủ muộn hơn là không hiệu quả”, mặc dù cả hai phương pháp có thể giúp đỡ cho con bạn bắt đầu đi ngủ tốt hơn, Daniel Lewin – một nhà tâm lý học và chuyên gia giấc ngủ nhi khoa ở Washington cho biết.

“Thực tế bạn có thể kết hợp cả hai “, Lewin nói. Cha mẹ có thể cho con mình ngủ muộn hơn, và trì hoãn dỗ dành bé khi bé bắt đầu khóc, có thể kết hợp như vậy.

1452303115-1

Đối với những bậc cha mẹ nghĩ rằng con của họ bị khó ngủ, nghiên cứu mang lại tin vui: chưa đầy ba tháng đầu thử nghiệm, cha mẹ đã có thể thấy được kết quả của phương pháp. Trẻ ở cả hai nhóm 1 và 2 đã rơi vào giấc ngủ nhanh hơn, và tiếp tục được cải thiện sau thời gian 3 tháng.

Ngay cả những em bé ngủ tốt cũng có thể bị mất ngủ khi bị cảm lạnh, hoặc đau tai. Nhưng nếu trẻ thói quen ngủ tốt, sẽ rất dễ dàng cho bé ngủ ngon trở lại chỉ sau một vài ngày, Lewin nói thêm.

Cha mẹ có thể cảm thấy tội lỗi khi không an ủi con của mình trong khi trẻ đang khóc. Nhưng bằng cách thiết lập tiêu chuẩn rõ ràng về tình yêu thương cho con, trẻ có thể điều chỉnh giấc ngủ tốt hơn”, Lewin cho biết.

Theo methongthai

Leave a Reply

Or