Nên sinh mổ hay sinh thường?


Việc được sinh thường qua đường tự nhiên sẽ giúp hệ miễn dịch trẻ có cơ hội tiếp xúc với hệ vi khuẩn tự nhiên theo đường âm đạo và chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Lần mang thai trước cách đây hai năm tôi bị nhau tiền đạo nên phải mổ (và con tôi không còn). Hiện tôi mang thai tháng thứ 8, tôi muốn hỏi bác sĩ liệu tôi có thể sinh thường được không? Đi khám bác sĩ nói tôi nhau bám mặt sau, thai 30 tuần, nặng 1,5kg liệu có nhẹ cân không?

(Hồng Ngọc – Bắc Ninh)

Nên sinh mổ hay sinh thường 1

Theo Tuổi trẻ, nếu đây là lần mang thai thứ hai thì bạn sẽ được mổ lấy thai với lý do: vết mổ cũ + con quý.

Nếu bạn từng sinh thường một bé trước lần mổ cách đây hai năm và nuôi bé sống đến nay thì bạn vẫn có thể sinh ngả âm đạo được với những điều kiện sau:

– Lần này là một thai.

– Ước tính cân nặng qua siêu âm khi sinh không quá to.

– Ngôi thai là ngôi thuận.

– Khung chậu bình thường.

– Vết mổ cũ lấy thai một lần.

– Bạn phải sinh nơi có phòng mổ và nhân viên y tế theo dõi đỡ sinh phải có kinh nghiệm.

– Không kèm theo những yếu tố nguy cơ khác như ối vỡ non, thai suy, thiểu ối nặng.

Thai bạn được 30 tuần tuổi, cân nặng ước tính qua siêu âm 1,5kg là trong giới hạn bình thường.

Những thiệt thòi của trẻ sinh mổ

Theo ESPGHAN, một tổ chức Y khoa từ Châu Âu chuyên nghiên cứu về dinh dưỡng Nhi khoa cho thấy rằng có một sự khác biệt nhất định trong hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá của trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường.
Từ hệ miễn dịch “non yếu”.

Báo Vietnamnet cho biết, bào thai được nuôi trong một môi trường vô khuẩn và cơ thể con người chỉ bắt đầu tiếp cận với vi trùng khi được sinh ra. Đối với những trẻ sinh thường, sự chuyển dạ của người mẹ sẽ sản sinh ra nhiều hormone giúp trẻ đề kháng tốt. Bên cạnh đó, việc được sinh thường qua đường tự nhiên sẽ giúp hệ miễn dịch trẻ có cơ hội tiếp xúc với hệ vi khuẩn tự nhiên theo đường âm đạo và chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Trong khi đó, các bé sinh mổ lại sinh ra trong môi trường vô khuẩn cộng thêm việc tiếp xúc với vi khuẩn và mầm bệnh tại môi trường bệnh viện, việc hoàn thiện hệ miễn dịch có thể kéo dài đến 6 tháng, và ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Ngoài ra, việc không qua ống sinh tự nhiên của mẹ, khiến phổi của trẻ không được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, dẫn đến tình trạng tồn dịch phổi, dễ bị khò khè, thậm chí còn có nguy cơ bị suy hô hấp cấp và các bệnh hô hấp sau này.

Sự khác biệt trong hệ tiêu hoá

Bên cạnh sự “non yếu” của hệ miễn dịch, nhiều nghiên cứu độc lập tiến hành tại Phần Lan gần đây cho thấy, sinh mổ còn ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hoá, dẫn đến những triệu chứng dễ gặp ở trẻ như: nôn trớ, táo bón, nôn ói, kém phát triển, tiêu chảy,… do  khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm chạp.

Còn trẻ sinh thường “hưởng lợi” nhờ thu nạp được từ cơ thể mẹ những vi khuẩn có lợi, từ đó gia tăng hình thành vi khuẩn chí đường ruột. Điều đó giúp trẻ giảm mắc các bệnh dị ứng: chàm sữa, hen, dị ứng thức ăn; giảm tỉ suất mắc các bệnh nhiễm trùng đường ruột nhờ tạo nên môi trường sinh lý chống lại vi khuẩn gây bệnh; đồng thời vi khuẩn ở ruột còn tham gia tổng hợp vitamine K, B.

Ngoài ra, khoa học cũng cho thấy rằng, 2/3 hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa. Vì thế, sự cân bằng của hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ miễn dịch. Nhất là các loại vi khuẩn nằm trong đường tiêu hóa không chỉ góp phần vào sự phát triển và hoạt động của hệ thống miễn dịch của trẻ mà chúng còn hỗ trợ cơ thể trẻ sản xuất các chất kháng thể chống bệnh tật.

Thế nhưng, hiện nay, nhiều mẹ sinh mổ thường dồn nhiều sự quan tâm đến vấn đề hỗ trợ hệ miễn dịch non trẻ của bé hơn là hệ tiêu hoá. Vì thế, mẹ cần quan tâm đúng mức để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện cho trẻ sinh mổ. Đặc biệt, với hệ tiêu hoá còn non nớt dẫn đến việc hấp thu dưỡng chất bị hạn chế hay các nguy cơ rối loạn về tiêu hoá như: ợ hơi, nôn trớ, chướng bụng… là một trong những điều mà các mẹ nên lưu tâm.

 Theo kienthuc

Leave a Reply

Or