Muốn con phát triển tốt, hãy để con cáu giận

Cáu giận, khóc, mè nheo, chậm chạp, nài nỉ rên rỉ… là những điều ở trẻ khiến cha mẹ thấy phiền nhiễu, nhưng thực ra lại hoàn toàn lành mạnh và tốt cho con, theo chuyên gia giáo dục.

Muốn con phát triển tốt, hãy để con cáu giận
Ảnh minh họa: Internet 
Theo chuyên gia Jude Bijou trẻ con thường xuyên “kiểm tra” độ kiên nhẫn của bố mẹ. Chúng có thể la hét, khóc lóc, mè nheo thậm chí lại phản kháng không hợp tác…

Bố mẹ lại thường mong trẻ vâng lời, hợp tác nhưng thực tế trẻ đang hành động chính xác để thể hiện những gì trẻ cần làm – đó là cách quản lý cảm xúc của mình dù là buồn, tức giận hay sợ hãi. Không giống như người lớn – kìm nén và giữ cảm xúc trẻ con luôn thể hiện cảm xúc của bản thân ngay lập tức. Chúng dễ dàng giải phóng những cảm xúc bị dồn nén.

Tuy nhiên những cách này hết sức lành mạnh. Là bố mẹ cách tốt nhất bạn có thể làm là học cách kiên nhẫn thay vì cảm thấy xấu hổ vì con hay bắt trẻ ngừng ngay những hành động mà trẻ đang làm. Hãy để cho trẻ thể hiện cảm xúc của mình là một cách tốt để trẻ phát triển trưởng thành thành một người hạnh phúc.

Dưới đây là 6 hành động trẻ thường gây phiền nhiễu nhưng lại hết sức lành mạnh đối với trẻ.

1. Giận dữ

Khi trẻ giận giữ có nghĩa là trẻ đang thể hiện sự tức giận của trẻ về những bất công và xâm phạm đến trẻ. Trẻ thể hiện những cảm xúc đó thông qua việc la hét, khóc, giơ nắm đấm và đấm đá. Sau khi cơn giận dữ qua đi trẻ sẽ nhanh chóng trở lại bình thường. Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm để cho trẻ được cáu giận trong môi trường an toàn. Đối với trẻ lớn hơn bố mẹ có thể quy đình một chiếc phòng “OK” nói trẻ có thể đập, la hét hoặc khóc khi buồn. Tức giận, buồn bã, sợ hãi sẽ nhanh chóng qua đi và và bình tĩnh sẽ được phục hồi một cách tự nhiên.

2. Khóc một cách dễ dàng

Thường các ông bố bà mẹ sẽ nói với trẻ là không được khóc. Con trai mà khóc sẽ được gọi là “mít ướt”, con gái khóc sẽ bị nói là đồ “trẻ con”. Thực tế, nước mắt có thể giúp chữa lành vết thương. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc khóc sẽ ngay lập tức làm giảm mức độ của các kích thích tố căng thẳng trong cơ thể. Việc để cho trẻ khóc thực sự sẽ khiến trẻ cảm thấy tốt hơn. Khóc cho phép trẻ em tự giải quyết và tự chữa lành những vết thương và mất mát về thể chất, tình cảm, tâm lý.

3. Sợ hãi

Rất nhiều trẻ sợ bóng tối, sớm chớp thậm chí cảm thấy cảm lo lắng khi đến nơi mới và có những người lạ đặc biệt là khi không có bố mẹ bên cạnh. Thay vì nói với con: “Đừng sợ, sao con nhát thế!”, hãy xác nhận nỗi sợ hãi đó. Nỗi sợ hãi là bình thường và lành mạnh, nó cho thấy trẻ đang lo lắng về sự an toàn của mình đang bị đe dọa. Cách tốt nhất là cho phép trẻ sợ hãi. Để cho trẻ thể hiện sự sợ hãi đôi khi mang lại lợi ích cho trẻ ngay lúc đó chứ không phải là cảm giác lo lắng, choáng ngợp và xấu hổ vì mình quá yếu đuối.

4. Cố tình chậm chạp, dầy dà

Hầu hết các ông bố bà mẹ đang tập trung vào viêc tắm rửa, mặc quần áo, cho con ăn và sẵn sàng đưa con đến trường đều tỏ ra khó chịu khi đứa trẻ phản kháng bằng việc cố tình chậm chạp. Trẻ con cần phải học các hoạt động theo lịch trình của cả gia đình và cách làm chủ thời gian. Việc di chuyển “chậm như rùa” có thể là cách trẻ thể hiện sự khó chịu với việc lịch trình thay đổi. Nếu trẻ thường xuyên chậm chạp so với lịch trình chung của gia đình thay vì tức giận với trẻ bạn hãy để cho trẻ làm chủ thời gian bằng cách cho phép trẻ ăn trên xe, đánh thức trẻ dậy sớm hơn một chút. … Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy vinh dự và tự mình điều chỉnh khoảng thời gian của mình.

5. Nài nỉ và rên rỉ

Trẻ con là những “thiên tài” trong việc đòi hỏi để đạt được những gì chúng muốn, chúng cần. Chúng sẽ nài nỉ, rên rỉ cho đến khi bố mẹ phải “giơ tay đầu hàng”. Thực tế những gì trẻ đang làm rất quan trọng. Chúng đang học cách kiểm tra giới hạn của bạn và của chính chúng. Chúng đang “làm việc” cực kì vất vả để “đàm phán” để có được những gì chúng muốn và được lắng nghe. Điều quan trọng là trẻ cảm thấy quan điểm, nguyện vọng của chúng đã được cân nhắc, để ý đến vì thế hãy lắng nghe để hiểu và xác nhận điều đó từ phía trẻ. Song song với việc đó hãy cân bằng việc yêu thương và áp dụng, thực thi những nguyên tắc hợp lý để trẻ hiểu được không phải lúc nào chúng cũng có được những điều chúng muốn.

6. Phản kháng

Khi một đứa trẻ giậm chân và hét lên: “Không, con không làm!” thì đó là lúc bé đã thể hiện cảm xúc của mình một cách tự nhiên. Tức giận, phẫn nộ, cảm thấy bất công, cảm thấy bị xâm phạm là những cảm xúc hết sức bình thường. Trẻ cũng cần được phép khẳng định bản thân như người lớn vẫn làm.

Đôi khi là bố mẹ chúng ta đã được “lập trình” sẵn với việc mong đợi con cái phải vâng lời. Nếu trẻ có những hành động chưa phù hợp với hoàn cảnh thì bố mẹ nên giải thích cho trẻ rằng trẻ cần được giúp đỡ và trẻ cần hợp tác nhưng hãy chỉ nói như thế với con khi bạn đã có thể đứng trên lập trường của con để lắng nghe.Nếu trẻ vẫn kiên quyết phản kháng thì bạn hãy dừng lại. Hành động này cho thấy những cảm xúc trẻ cần thể hiện để cảm thấy hạnh phúc hơn. Hãy giúp trẻ tìm một nơi an toàn, trong một thời điểm phù hợp và để trẻ cứ thể hiện những cảm xúc đó.

 

 

theo: yeutretho

Leave a Reply

Or