Một số nguyên nhân sẩy thai và cách khắc phục

Sẩy thai là hiện tưởng xảy ra khá phổ biến và được các bác sĩ sản khoa xem là một phần bình thường của thai sản. Nhưng điều bình thường đó lại là điều ít người mong đợi nhất.

Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến sẩy thai và cách khắc phục để có một thai kỳ khỏe mạnh.

1. Nhiễm sắc thể bất thường

MD Bryan Cowan, Trưởng khoa phụ sản Trung tâm y tế của đại học Mississippi cho biết: “Nhiễm sắc thể không đối xứng là nguyên nhân của 60% các ca sẩy thai. Nhiễm sắc thể là những cấu trúc nhỏ xíu trong mỗi tế bào mang gen của chúng ta. Mỗi người đều có 23 cặp nhiễm sắc thể, một nửa từ người cha và nửa còn lại thuộc về người mẹ. Đôi khi có những tinh trùng hoặc trứng bị lỗi khiến các nhiễm sắc thể này không tương xứng với nhau. Điều này sẽ dẫn đến việc phôi thai mang những nhiễm sắc thể bất thường dẫn đến sẩy thai. Các cặp vợ chồng sẩy thai từ lần thứ 2 trở lên sẽ được tìm hiểu thông tin này qua những cuộc kiểm tra y tế. Nhiễm sắc thể bất thường có thể không ảnh hưởng gì đến cha mẹ, nhưng sẽ gây khó khăn trong việc giữ được bé.

Bạn có thể làm gì

Nếu bạn đã sẩy thai một lần, hãy kiên nhẫn. Bạn vẫn có cơ hội lớn để có thể mang thai trở lại và có được một em bé hoàn toàn khỏe manh. Nếu như số lần sẩy thai của bạn quá 2 lần, hãy xem xét đến việc đi xét nghiệm để biết rõ nguyên nhân, để xem nhiễm sắc thể đó có thực sự ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn không. Nếu đó là những nhiễm sắc thể bình thường, các bác sĩ có thể tìm những nguyên nhân gây ra sẩy thai cho bạn và tìm cách điều trị.

2.Tử cung bất thường và thiểu năng cổ tử cung

Nếu tử cung của bạn bất thường hoặc chia ngăn hay còn gọi là vách ngăn tử cung, phôi thai không thể ở lại trên tử cung – nếu có thì sẽ không nhận được dinh dưỡng thiết yếu để tồn tại sẽ dẫn đến sẩy thai. Tử cung bất thường chiếm khoảng 10% lý do sẩy thai. Một tử cung yếu sẽ không có đầy đủ chức năng để nuôi dưỡng thai nhi dẫn đến sẩy thai. Vì cuối giai đoạn đầu, thai nhi đã phát triển đủ lớn để tác động lên cổ tử cung. Nếu cổ tử cung yếu, nó sẽ không giữ được thai nhi.

Bạn có thể làm gì?

Bác sĩ của bạn có thể sẽ không phát hiện ra điều này cho đến khi bạn tiếp tục bị sẩy thai. Có một tin tốt là: vách ngăn tử cung có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật. Nếu cổ tử cung của bạn yếu, bác sĩ có thể chữa cho bạn bằng cách khâu cố định tử cung tạm thời. Bạn sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi trong thời gian này hoặc nhập viện để theo dõi thai kỳ.

3. Rối loạn miễn dịch

Khi cơ thể của người phụ nữ nhìn nhận tinh trùng như một đối tượng hoàn toàn xa lạ, việc thụ thai sẽ không được xảy ra. Trong thời gian xảy ra việc thụ thai, trứng được thụ tinh sẽ gửi tới người mẹ một thông điệp: “Đừng đối xử với tôi như một loại vi trùng” nhờ thế mà việc mang thai sẽ không gặp phải sự cố. Tuy nhiên trong một số trường hợp chính người mẹ lại không chấp nhận phôi thai đó. Phospholipid – một loại kháng thể tấn công chính các mô của mình trong đó có cả bảo thai được cho là nguyên nhân sẩy ra các ca sẩy thai không rõ nguyên nhân.

Bạn có thể làm gì?

Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu thực tế về vấn đề này. Các phương pháp điều trị vẫn dựa trên các hình thức thử nghiệm là chính nhưng đã có một số thành công nhất định dựa trên aspirin, heparin (một chất làm loãng máu) và steriod nhất định.

Say thai

4. Vấn để về tuyến giáp và bệnh tiểu đường không kiểm soát được

Tuyến giáp có vấn đề hoặc mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát đều mang đến những “bất lợi”cho môi trường tử cung. Những vấn đề về sức khỏe này gây khó khăn cho sự tồn tại của các phôi thai.

Bạn có thể làm gì?

Các bác sĩ khuyên bạn nên thay đổi lối sống, tuân thủ các quy định trong việc kiểm soát căn bệnh tiểu đường. Các vấn đề về tuyến giáp thường có thể điều trị bằng thuốc.

5. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Đây được coi là nguyên nhân mới phát hiện gây ra sẩy thai. Phụ nữ với hội chứng buồng trứng đa nang có nồng độ hormone testosterone cao cùng các yếu tố khác gây ra sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt thất thường. Ngay cả với những phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường, hội chứng đa nang buồng trứng gây kháng insulin ngăn cản sự hình thành và phát triển nội mạc tử cung – gây sẩy thai. Ước tính có 5 – 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Bạn có thể làm gì?

Điều trị với thuốc uống trị tiểu đường như Metformin (Glucophage) có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

6. Nhiễm trùng do vi khuẩn

Nhiều vi sinh vật vô hại thậm chí còn có ích sống trong cơ quan sinh sản của cả nam và nữ. Tuy nhiên không phải loại nào cũng như thế. Một số còn có thể gây ra những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng bao gồm cả nguy cơ sẩy thai. Hai trong số đó là mycoplasma hominis và ureaplasma urealyticum sống trong cơ quan sinh sản của nam giới và phụ nữ khỏe mạnh. Nhiễm các loại vi khuẩn nay có thể khiến phụ nữ bị viêm nội mạc tử cung, kìm hãm sự phát triển của phôi thai. Cách duy nhất để bạn có thể phát hiện tình trạng nhiễm khuẩn này là xét nghiệm vi sinh.

Bạn có thể làm gì?

Các chứng nhiễm trùng này có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc kháng sinh.

7. Lối sống (thuốc lá, rượu, ma túy, ô nhiễm môi trường)

Nicotine truyền qua nhau thai gây trở ngại đến nguồn cung cấp máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Những thai phụ hút thuốc có tỷ lệ sẩy thai cao gấp đôi so với những người không hút thuốc. Uống nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày cũng tiềm ẩn nguy cơ sẩy thai. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại chất kích thích trong giai đoạn tiền mang thai hoặc đang mang thai đều dại dột. Và cuối cùng những người phụ nữ làm việc trong môi trường độc hại như tiếp xúc với hóa chất từ thuốc trừ sâu, phân bón…, các phòng thí nghiệm, phòng nha khoa, bệnh viện cũng có tỷ lệ sẩy thai không rõ nguyên nhân cao hơn bình thường.

Bạn có thể làm gì?

Hãy từ bỏ tất cả những thói quen có hại trước khi bạn mang thai, điều đó sẽ giúp bạn có được một thai kỳ lành mạnh và an toàn không chi cho bé mà còn cho bạn. Nếu bạn băn khoăn về nơi làm việc của mình có thể không được an toàn cho bé hãy đến gặp các bác sĩ sản khoa để có lời khuyên đúng đắn nhất.

theo: mecon

Leave a Reply

Or