Mẹ đã biết về tiêm chủng Hib?

Hib không phải là một căn bệnh mà là tên viết tắt của vi khuẩn Heamophilus influenzae nhóm b. Nhóm vi khuẩn này là thủ phạm của rất nhiều căn bệnh như viêm nắp thanh quản (cổ họng sưng nặng và gây khó thở), viêm phổi nặng và viêm màng não thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Hib là một trong những tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm màng não ở trẻ em. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở màng bọc não và tủy sống. Viêm màng não do Hib gây ra cái chết của 1 trong 20 trẻ và tổn thương não vĩnh viễn từ 10 đến 30% của các trẻ em sống sót. Hib cũng gây nhiễm trùng khớp và da nghiêm trọng cùng với một số bệnh nhiễm trùng khác.

Vì những ảnh hưởng nghiêm trọng này, vắc-xin phòng Hib đã được đưa vào chương trình tiêm chủng của nhiều quốc gia.

tiem-chung-hib-460x345
Hib là một trong những tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm màng não ở trẻ em

Liều lượng

Bé sẽ được tiêm từ 3 đến 4 liều trong độ tuổi  2 tháng, 4 tháng, 6 tháng (mũi tiêm lúc 6 tháng không cần thiết nếu đã sử dụng thuốc PedvaxHIB hay Comvax trong lần tiêm ở tháng thứ 2 và tháng thứ 4). Mũi tiêm cuối cùng là khi trẻ được 12 đến 15 tháng.

Trẻ cần được tiêm phòng theo lịch chuẩn xác vì những căn bệnh mà Hib gây ra thường gây tổn hại cho trẻ dưới 2 tuổi. Nếu đã bỏ lỡ một mũi tiêm, bạn nên hỏi bác sĩ làm thế nào để bắt kịp lịch.

Lưu ý, với những trẻ em nhỏ hơn 6 tuần tuổi hoặc đã dị ứng nghiêm trọng với mũi tiêm trước đó thì không nên tiêm vắc-xin phòng Hib. Ngoài ra, trẻ em đang bị bệnh nặng nên chờ đến khi hồi phục rồi mới tiêm vắc-xin. Bằng cách này, bé sẽ đủ sức khỏe để vượt qua những tác dụng phụ (nếu có).

Các tác dụng phụ

Có khoảng 30% trẻ bị đau, đỏ hay sưng chỗ tiêm. Những phản ứng như sốt hay kích ứng cũng có thể xảy ra nhưng không phổ biến. Các triệu chứng này thường bắt đầu trong vòng một ngày sau khi tiêm và kéo dài khoảng 2-3 ngày.

 

Leave a Reply

Or