Lỗi kinh điển khi cho bé uống sữa

Bé ở tuổi nào cũng cần được cho uống sữa. Nếu bé dưới 1 tuổi, sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính thì từ sau 1 tuổi, bữa ăn hàng ngày đã chuyển sang vai trò chính nhưng sữa vẫn phải duy trì, và mẹ nên tập cho bé uống sữa như thói quen. Khi cho con uống sữa, mẹ tránh những lỗi thường gặp dưới đây nhé.

Không được pha sữa với các loại nước khác nước lọc

Không chỉ cho con uống sữa pha với nước hoa quả, có phụ huynh còn dùng nước cơm, nước khoáng đóng chai để pha sữa cho con. Nếu cha mẹ nào còn giữ thói quen này thì cần bỏ ngay và luôn. Cha mẹ cứ ngỡ sữa công thức pha với nước ép hoa quả hay nước cơm sẽ tăng mùi vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng; pha với nước khoáng để tiệt trùng là hoàn toàn sai. Thực tế là nếu pha quá nhiều nước ép hoa quả vào sữa sẽ khiến sữa bị kết tủa, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ thực phẩm của trẻ. Thậm chí, có thể dẫn tới hiện tượng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Còn nếu pha với nước khoáng sẽ khiến lượng kẽm, muối cao hơn mức cho phép. Lợi đâu chẳng thấy, chỉ thấy hại con mà thôi!

Không kết hợp sữa với bất cứ thực phẩm nào khác

Nhiều cha mẹ sáng tạo khi pha sữa với socola, trái cây, hoặc pha cả thuốc vào sữa cho con. Các thành phần trong sữa và socola kết hợp với nhau sẽ tạo thành calcium oxalate không hòa tan, gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, gây tiêu chảy hoặc chậm phát triển. Trái cây dằm sữa cũng gây tác hại như pha sữa với nươc trái cây: gây hiện tượng kết tủa, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa. Còn cho trẻ uống thuốc pha với sữa luôn là thói quen của hầu hết các bậc cha mẹ, không hề hay biết rằng sữa sẽ ảnh hưởng đáng kể sự hấp thu thuốc vào cơ thể trẻ, giảm thấp hiệu quả thuốc và gây nguy hại cho cơ thể.

Không cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn

Khi cho con uống sữa, mẹ nên chọn khoảng thời gian từ 1-2 tiếng sau bữa ăn là tốt nhất. Lúc này dạ dày của bé đã trống trải bớt, có lợi cho sự hấp thụ sữa, tránh đầy bụng, nôn ói sau khi uống. Uống sữa quá nhanh và gần bữa ăn sẽ làm một số lượng lớn các protein không hấp thụ triệt để. Nếu uống sữa cách bữa chính 1- 2 giờ đồng hồ thì dạ dày có thể hấp thụ protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Khi bé uống sữa, mẹ có thể cho bé ăn một số thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, bánh quy…

be-bu-binh


Với bé dưới 1 tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng chính cho sự phát triển thể chất (Ảnh: Internet)

Không cho bé uống sữa lúc nửa đêm

Nhiều mẹ lo xa, sợ nửa đêm con đói nên cứ cho con uống sữa trước khi ngủ hoặc nhét bình sữa cho con lúc nửa đêm khi con cọ quậy. Thật ra trẻ con cũng như người lớn thôi: bạn chỉ ăn bữa tối rồi ngủ cho đến sáng, thì trẻ cũng vậy – chúng không có nhu cầu ăn uống thêm và khi ngủ say rồi chúng cũng chẳng thấy đói. Uống sữa trước lúc đi ngủ quá nhiều sẽ khiến cho bàng quang của trẻ gặp khó khăn, trẻ có thể sẽ bị tè dầm. Còn uống sữa lúc nửa đêm không thuận lợi cho việc vệ sinh răng miệng sẽ gây ra chứng sâu răng hay ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.

Không uống sữa chua khi đói

Một ly sữa chua khi đói không giúp trẻ lấp đầy chiếc bụng rỗng. Thậm chí, uống sữa chua khi đói lại gây hại: khiến cơ thể trẻ không dung nạp được những dưỡng chất có trong sữa và làm cơn đói trở nên tồi tệ hơn. Sữa chua sẽ kích thích vị giác và khiến trẻ thèm ăn. Nếu không được ăn ngay, vị chua sẽ khiến bụng dạ bé cồn cào. Uống đồ chua khi đói rất hại cho bao tử. Chính vì thế, không nên cho trẻ uống sữa chua với chiếc bụng rỗng mà thời điểm tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ.

Không cho con uống sữa đã pha sau 1 tiếng

Nhiều bà mẹ có con biếng ăn, pha 240ml sữa rồi chia làm 2 lần cho con uống. Điều này thật không nên vì bạn không thể lường hết được mối nguy hại từ vi khuẩn bắt nguồn từ không khí hoặc ngay trong nước bọt của bé. Tất cả các loại vi khuẩn này sẽ nhân lên gấp bội sau 1 tiếng đồng hồ. Do đó, cho dù là sữa công thức hay sữa mẹ được vắt ra cho vào bình thì chỉ cần để quá 1 tiếng thì cũng nên đổ đi bởi sữa còn thừa trong bình có thể bị hỏng vì những vi khuẩn có hại phát triển và sinh sôi mạnh trong môi trường sữa ấm. Cũng không nên làm ấm sữa bằng lò vi sóng, bởi gian gia nhiệt của lò vi sóng quá dài khiến protein sữa và các chất dinh dưỡng khác sẽ bị hao hụt. Mẹ nên pha đúng lượng sữa con cần, cố gắng không để trẻ uống đi uống lại sữa thừa.

 Theo lamchame

Leave a Reply

Or