Lời khuyên khi sống chung với bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ chồng

Nếu vợ chồng bạn sống cùng bố mẹ đẻ hoặc bố mẹ chồng, hãy đề nghị mỗi tuần có một tối mà tất cả mọi người được tự do, riêng tư, không ai can thiệp đến ai.  

Dù vì lý do gì, sống chung với bố mẹ luôn là một thử thách đối với vợ chồng bạn. Có nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm khi bạn và họ cùng sống dưới một mái nhà. Dưới đây là một số lời khuyên để cuộc sống chung ấy hòa thuận, vui vẻ.

chame-8768-1411616724.jpg

Ảnh: becomegorgeous.

Ưu điểm

Sống chung với gia đình có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho tất cả mọi người, chẳng hạn như:

Các mối quan hệ gia đình gần gũi hơn – con trẻ của bạn sẽ có sợi dây liên kết tình cảm đặc biệt với ông bà, vì chúng được gặp họ mỗi ngày. Điều này khiến chúng cảm thấy tuyệt vời và có những ký ức lâu dài.

Trợ giúp – Sống chung trong một gia đình lớn sẽ giúp bạn chia sẻ nhiều gánh nặng. Ví dụ như công việc gia đình, và bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để ở bên gia đình nhỏ.

Lợi ích kinh tế – Bạn có thể tiết kiệm hơn khi sống chung với gia đình lớn.

Nhược điểm

Dễ can thiệp vào câu chuyện của nhau – Sống chung một mái nhà khiến bố mẹ chồng hay bố mẹ đẻ dễ can thiệp vào cuộc sống riêng tư của hai bạn. Vì vậy hãy khéo léo và cẩn thận vì điều này.

Mối quan hệ căng thẳng – Trong một số trường hợp, các mối quan hệ trong gia đình có thể trở nên căng thẳng, và cuối cùng không thể hàn gắn được.

Giải pháp 

1 – Thiết lập ranh giới

Điều quan trọng là bạn nên có một cuộc họp gia đình để bàn bạc và thống nhất trước khi chuyển đến sống chung. Cuộc họp này sẽ giúp mọi người thống nhất việc thành viên trong gia đình sẽ ngủ ở đâu, phân công dọn dẹp, nấu nướng và đóng góp tiền từ các gia đình nhỏ như thế nào.  Bạn cũng nên nói rõ về những vấn đề liên quan đến chăm sóc trẻ nhỏ với ông bà. Bố mẹ bạn hoặc bố mẹ chồng có thể cảm thấy họ có quyền đặt ra kỷ luật với con bạn, nếu bạn không đồng ý với điều này, hãy nói rõ ràng. Nếu bạn đến ở để chăm sóc bố mẹ, hãy đảm bảo tất cả mọi người hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của nhau. Trò chuyện cởi mở trước về tất cả vấn đề sẽ giúp hạn chế xung đột sau này.

2 – Thiết lập thời gian riêng tư

Điều quan trọng là phải giữ được tình yêu của bạn và bạn đời luôn nguyên vẹn khi phải sống chung với đại gia đình lớn. Hãy định ra những tối hẹn hò, hoặc đề nghị bố mẹ cho tất cả mọi người có một tối tự do trong tuần ở nơi riêng tư của mình, đảm bảo không có sự phá ngang.

3 – Đứng ngoài những tranh cãi gia đình

Khi quay trở lại sống với cha mẹ mình, bạn rất dễ rơi vào lối mòn cũ của gia đình. Điều này có thể khiến các rắc rối và tổn thương cũ bùng phát trở lại, điều mà bạn không ý thức trước đó. Hãy đứng ngoài bất kỳ cuộc tranh cãi nào giữa bạn đời và cha mẹ của anh (cô ấy), bởi vì nó sẽ chỉ làm tăng thêm nỗi đau và tổn thương nếu bạn nỗ lực can thiệp.

4 – Thường xuyên có “cuộc họp gia đình”

Một điều rất quan trọng là xây dựng những cuộc đối thoại mở với tất cả mọi người đang sống chung dưới một mái nhà. Các cuộc họp gia đình hàng tháng sẽ giúp từng thành viên trong gia đình có thể quan tâm, hiểu nhau hơn và cũng là cơ hội để mọi người cùng nhau tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại.

Quỳnh Trang – Thuận An (theo everydayfamily)

Leave a Reply

Or