Kỷ luật con theo từng độ tuổi sao cho hiệu quả (Phần 2)

Ngày nay, việc dạy dỗ và kỷ luật con cái trở nên thách thức hơn hẳn so với các thế hệ trước. Do đó, ba mẹ cũng cần có những “chiến thuật” của riêng mình để dạy con theo từng giai đoạn phát triển. Thử xem các lời khuyên từ MarryBaby dưới đây có thể giúp ích gì cho bạn nhé.

Trẻ ở độ tuổi tiểu học
Đây là độ tuổi mà trẻ bắt đầu nghĩ nhiều hơn về bản thân và có xu hướng làm theo ý mình hơn là nghe lời ba mẹ. Điều này có thể dẫn đến những hành vi của trẻ nhằm thể hiện tính độc lập.

Điều cần chú ý ở đây là làm sao để có thể cho trẻ một sự độc lập nhất định nhưng vẫn đảm bảo con ở trong khuôn khổ cho phép. Ba mẹ có thể để trẻ “tung hoành” một chút bằng việc cho trẻ đến chơi nhà bạn, cho trẻ được tự do tiêu xài một phần trong khoản tiền để dành từ tiền tiêu vặt hoặc lì xì, cho trẻ được tự do chọn lựa quần áo trẻ mặc và những hoạt động mà trẻ muốn tham gia, dĩ nhiên với những lý do phù hợp, cũng như cho trẻ được theo đuổi một sở thích nào đó, miễn là nó vô hại.

Dạy con ngoan: Kỷ luật con theo từng độ tuổi sao cho hiệu quả (Phần 2)

Kỷ luật con nhưng vẫn cho con tình yêu thương là cách dạy con ngoan hiệu quả

Tuy nhiên, nếu trẻ có hành động vượt quá giới hạn mà trẻ được cho phép, bạn có thể áp dụng cách thức sau:

  • Mất đi một vài đặc quyền như cắt giảm giờ xem TV hoặc máy vi tính
  • Nếu bé phạm bao nhiêu lỗi thì phải thực hiện bấy nhiêu hành vi tốt để bù lại
  • Làm thêm việc nhà
  • Thừa nhận hành động sai trái của mình bằng lời nói và xin được tha lỗi

Trẻ từ cấp 2 trở đi
Bắt đầu từ độ tuổi này, trẻ có nhu cầu to lớn trong việc thể hiện sự độc lập, bộc lộ những suy nghĩ, cảm giác để khám phá bản thân, đây là những điều tự nhiên và quan trọng với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cũng giống như những giai đoạn trước, ba mẹ cần quản lý con cái một cách nhẹ nhàng nhưng cương quyết để bé vừa thấy hiểu được tình thương và sự quan tâm của cha mẹ vừa nắm rõ được những giới hạn được cho phép.

Đây là độ tuổi con bắt đầu lớn và trưởng thành, vì vậy ba mẹ nên để trẻ tự do theo đuổi những đam mê, sở thích của mình miễn là không có điều gì sai quấy.

Còn trong trường hợp bạn cảm thấy cần phải kỷ luật trẻ, bạn có thể tham khảo các cách sau:

  • Mất đi một vài đặc quyền như cắt giảm giờ xem TV hoặc máy vi tính
  • Bị ba mẹ giữ lại khoản tiền tiêu vặt hoặc tiền tiết kiệm
  • Làm thêm công việc nhà
  • Nếu trẻ phạm bao nhiêu lỗi thì phải thực hiện bấy nhiêu hành vi tốt để bù lại
  • Bị tạm giữ những thiết bị giải trí như máy nghe nhạc, máy chơi game,…

Kết
Mục đích của kỷ luật là để hướng con tới những hành vi đúng đắn và dạy con hiểu rằng bất cứ hành động nào cũng mang lại những kết quả nhất định. Kỷ luật không phải để hạ thấp giá trị của con trẻ, làm trẻ bị tổn thương hoặc như một hành động “trả đũa”. Do đó, ba mẹ không bao giờ nên sử dụng việc kỷ luật như một cơ chế kiểm soát mà cần xem đó là cách dạy bé về cuộc sống bằng những lời nói, hành động cứng rắn nhưng đầy tình thương.

 

 

theo: marrybaby

Leave a Reply

Or