Kiến thức mang thai trong giai đoạn đầu thai kỳ

Bạn hãy tích lũy cho mình những kiến thức mang thai ngay từ những giai đoạn đầu của thai kì.

Giai đoạn mang thai là giai đoạn khá nhạy cảm, cơ thể có nhiều những biến đổi mà bạn cần có những hiểu biết nhất định, chính là những kiến thức mang thai nên bỏ túi để biết cách làm cho cơ thể thích ứng dễ dàng hơn, an toàn hơn, khỏe mạnh hơn.

Khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ khá quan trọng, bạn cần chú ý nhiều hơn. Ở giai đoạn này, cơ thể bạn có những thay đổi, gây cảm giác khó chịu: nôn khan, mệt mỏi, cáu gắt,… Cơ thể cần bù đắp khá nhiều các loại vitamin và khoáng chất, protein, bạn có thể thực hiện điều đó thông qua chế độ ăn uống, dinh dưỡng mỗi ngày của bạn. Đây cũng là giai đoạn dễ xảy ra những rủi ro đáng tiếc nhất, vì khoảng thời gian này chính là lúc thai nhi được hình thành và dần hoàn thiện các cơ quan, bộ phận của bào thai. Bạn hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ, bổ sung thêm kiến thức qua các sách, báo, tivi,… và để chủ động hơn trong sinh hoạt hàng ngày.

kien-thuc-mang-thai-trong-giai-doan-dau-thai-ky-1

1. Chế độ ăn uống:

Đây là kiến thức mang thai vô cùng quan trọng mà bạn nên ghi nhớ. Những gì bạn dung nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng ra sao, chế độ ăn uống như thế nào chính là điều bạn cần lên kế hoạch một cách khoa học.

Ăn đúng giờ và đủ 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa nên tăng hàm lượng dinh dưỡng để cung cấp đủ cho cả 2 mẹ con. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để giúp tinh thần sảng khoái, hơn nữa rau xanh và hoa quả tươi chứa khá nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho mẹ và bé.

Tuy nhiên, tăng lượng dinh dưỡng không có nghĩa là bạn có thể ăn bao nhiêu bạn muốn, cần điều chỉnh hợp lý, và hãy nhớ, tăng cân quá nhanh cũng không tốt cho cả bạn và thai nhi chút nào.

kien thuc mang thai trong giai doan dau thai ky 2 Kiến thức mang thai trong giai đoạn đầu thai kỳ

Đừng lạm dụng những đồ ăn chứa nhiều chất béo không tốt như fastfood và đồ uống có ga, tránh các loại chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, cà phê.

Hãy linh hoạt trong chế độ ăn uống của mình để tạo cảm giác ngon miệng, không nên để đói, có thể ăn thêm bữa phụ bằng những đồ ăn nhẹ, hoa quả, sữa (2 ly sữa mỗi ngày là lời khuyên dành cho bạn).

Với những người nghén, chán ăn và nôn khan, cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng và càng linh hoạt hơn để không bị thiếu hụt năng lượng cần thiết mỗi ngày. Có thể bổ sung vitamin trực tiếp thông qua các thực phẩm chức năng nhưng hãy theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Nên và không nên:

– Nên: bổ sung vitamin B11, axit folic, sắt, kẽm, canxi,… Vitamin B11 giúp tránh trường hợp dị hình ở ống huyết quản, bệnh tim, hở hàm ếch,… bẩm sinh cho bé. Còn axit folic cực kỳ quan trọng cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai.

kien thuc mang thai trong giai doan dau thai ky 3 Kiến thức mang thai trong giai đoạn đầu thai kỳ

– Không nên: Bạn hãy tránh xa các loại thuốc như: kháng sinh, thuốc chống say xe, thuốc ngủ, thuốc trị mụn, …. Những loại thuốc này đều có tác động xấu gây ra những dị tật bẩm sinh ở trẻ. Hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có phương pháp phù hợp với bạn.

Theo Phunutoday

Leave a Reply

Or