Giúp con “đuổi” bệnh viêm gan B

Việt Nam là nước có tỉ lệ bệnh viêm gan siêu vi B cao. Ước tính, có khoảng 8,6 triệu người Việt Nam nhiễm bệnh. Những trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm virus rất dễ tiến triển thành mãn tính

Viêm gan B có thể gây xơ gan, ung thư gan và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, con bạn sẽ được bảo vệ đến trọn đời với tác dụng của vắc-xin.

Con đường truyền bệnh

Viêm gan siêu vi B thường được xem là một căn bệnh của người lớn, vì nó lây truyền thông qua quan hệ tình dục không an toàn và dùng chung kim tiêm.

Nhưng có một thực tế là, rất nhiều trẻ nhỏ bị nhiễm virus và nhiều người trưởng thành đã mang virus từ thời thơ ấu. Họ nhiễm virus từ mẹ lây truyền sang con hoặc do tiếp xúc gần gũi với những người mắc bệnh.

Bệnh viêm gan B lây từ mẹ sang con
Ở Việt Nam, con đường lây truyền chính là từ mẹ sang con

Sự tuyệt vời của vắc-xin

Bệnh viêm gan siêu vi B được biết đến từ năm 1981 và đã trở thành một phần của chiến dịch tiêm chủng ở Mỹ. Tương tự, chương trình tiêm chủng vắc-xin viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh đã được tiến hành từ năm 2003. Nhờ vào chiến dịch này, số lượng trẻ sơ sinh bị nhiễm virus đã giảm xuống dưới 2%.

3 mũi tiêm và khả năng bảo vệ dài lâu

Trẻ nên được tiêm khi mới sinh, khi được từ 1 đến 2 tháng tuổi và khi được từ 6 đến 8 tháng tuổi.

Nếu trong thời kỳ mang thai người mẹ bị nhiễm viêm gan siêu vi B, em bé cần được tiêm globulin miễn dịch kháng viêm gan B (HBIG) cùng với vắc-xin viêm gan B giúp bảo vệ ngắn hạn trong vòng 12 giờ sau khi sinh.

Một số lưu ý khi tiêm vắc-xin

phong-viem-gan-b-460x345
Nên có lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ

Nếu trẻ đã từng có phản ứng dị ứng nặng với vắc-xin viêm gan B, không nên tiếp tục những mũi tiêm sau đó nữa. Ngoài ra, vắc-xin được làm từ loại men có trong bánh mì, nên nếu bé bị dị ứng men thì cũng không nên tiêm. 

Tuy trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng, những bé sinh non nặng dưới 1,8kg nên đợi đến khi tròn 1 tháng tuổi hoặc đến lúc xuất viện. Những trẻ đang bị bệnh nặng cũng cần hoãn tiêm thuốc cho tới khi phục hồi để có đủ sức khỏe trong trường hợp có tác dụng phụ xảy ra.

Những tác dụng phụ

Có nhiều lời đồn đại rằng vắc-xin viêm gan B có liên quan với hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS) hoặc các rối loạn miễn dịch như đa xơ cứng hay bệnh tiểu đường. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào khẳng định điều này.

Thực tế ghi nhận, bé có thể bị đau ở chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ. Dị ứng nghiêm trọng là trường hợp rất hiếm gặp nhưng có thể xảy ra với bất kỳ loại vắc-xin nào, nên nếu con bạn nằm trong số hiếm này, hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.

Nguồn: MarryBaby

Leave a Reply

Or