CHO TRẺ NGỦ VÕNG GÂY NHIỀU HẬU HOẠ VỀ SAU

Với những bé quá khó và hay khóc quấy, chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu. Nhiều người mẹ còn tỏ ra sung sướng khi thấy con có vẻ thích thú mỗi khi chiếc võng đong đưa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi, chuyện nằm võng có thể là giải pháp

Do võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo. Đây là một bệnh rất phổ biến với các trẻ được cho ngủ bằng võng. 

Với những bé quá khó và hay khóc quấy, chiếc võng dường như trở thành một giải pháp tối ưu. Nhiều người mẹ còn tỏ ra sung sướng khi thấy con có vẻ thích thú mỗi khi chiếc võng đong đưa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi, chuyện nằm võng có thể là giải pháp trước mắt nhưng sẽ để lại nhiều hậu họa về sau.



Hội chứng rung lắc

Do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa đạt đến độ hoàn thiện nên những chấn động, rung lắc quá mạnh có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hội chứng rung lắc, một dạng chấn thương não khá nghiêm trọng. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, chỉ trong 3 hoặc 5 giây rung lắc là não của trẻ đã có thể phải chịu những tổn thương. Tổn thương nặng có thể khiến trẻ chậm phát triển năng lực trí tuệ, giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, rối loạn kỹ năng định hướng và chậm hình thành nhận thức. 

Ức chế thần kinh

Khi trẻ luôn trong trạng thái rung lắc mạnh sẽ khiến thần kinh mệt mỏi. Do đó, dù đã đi vào giấc ngủ nhưng trẻ luôn mang tâm trạng run sợ, hãi hùng. Đó là lý do vì sao khi bạn ủ trẻ ra, chúng thường có động thái giật nảy mình, khóc thét, hai bàn tay nắm chặt và cố bấu víu và ai hoặc cái gì gần tầm với nhất. Nếu phải trải qua trạng thái này trong thời gian dài, chắc chắn não của trẻ sẽ chịu những ảnh hưởng không tốt.

Ảnh hưởng đến cột sống và lồng ngực

Do võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm võng, cột sống của trẻ không được nâng đỡ và sẽ dễ bị cong vẹo. Đây là một bệnh rất phổ biến với các trẻ được cho ngủ bằng võng. Điều này được lý giải là do cột sống của bé còn mềm, chưa đủ độ vôi hóa như người trưởng thành. Mặt khác, khi đốt sống cong, lồng ngực của trẻ sẽ trở nên khó thở do lưng bị gù. Điều này sẽ kéo theo những hệ lụy xấu cho hoạt động của các cơ quan như tim và phổi. 

Thần kinh vận động kém phát triển

Trẻ nằm nhiều trên võng khó có thể học và hình thành các động tác trườn, bò, đi, chạy, cầm, nắm… Sự ảnh hưởng hệ thần kinh vận động này sẽ khiến trẻ kém linh hoạt và làm khả năng tiếp thu, nhận thức kém đi.

Hạn chế cơ bắp phát triển

Cơ bắp nếu được vận động, co duỗi thường xuyên sẽ có điều kiện tốt để nở nang và phát triển. Ngay cả khi đã ngủ, các cơ bắp này vẫn phải được hoạt động để giúp lưu thông khí huyết trong toàn bộ cơ thể, nhất là não bộ. Trong khi đó, một trẻ được cho nằm võng lại thường bị chèn ép tay, chân, vẹo đầu, vẹo cổ… Những tư thế này sẽ khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một điểm và do đó không thể điều hòa máu huyết đều đặn. Kết quả, cơ bắp cũng như não bộ đều phát triển kém. Mặt khác, khi trẻ trở mình trên võng rất dễ bị té ngã ở những thế nguy hiểm nên cần phải được che chắn cẩn thận.

Để trẻ nằm võng an toàn

Nằm võng tiềm ẩn nhiều nguy cơ là vậy, song, với những trường hợp cần thiết, bố mẹ có thể cho bé nằm võng với việc tuân thủ các điều kiện đi kèm sau:

– Chỉ cho bé nằm võng trong những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Không để trẻ ngủ quá lâu suốt giấc ngủ ban đêm.

– Lót chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều võng để lưng trẻ được nâng đỡ tốt nhất.

– Nên có dụng cụ chắn võng ngang để tránh cho trẻ bị lật võng, té ngã trong lúc ngủ.

– Không nên giàng võng quá lâu và quá mạnh để tránh ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.

– Không cho trẻ ngủ võng quá sớm nếu chưa đủ 3 tháng.

Mặc dù bạn vẫn có thể cho trẻ nằm võng trong trường hợp bất khả kháng, nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn là nên tập cho trẻ quen với việc ngủ giường hoặc ngủ trên một mặt phẳng an toàn để trẻ có đủ điều kiện vào giấc ngủ sâu và đi đến sự phát triển toàn diện. 

Leave a Reply

Or