Cách phòng và điều trị nhiễm nấm vùng kín khi mang thai

Trong quá trình thai kỳ của mình mẹ có thể bị nhiễm nấm vùng kín. Có nhiều mẹ sẽ chủ quan, nhưng nếu như để cho bệnh nặng lên thì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu và chính thai nhi trong bụng mẹ như sẩy thai, sinh non.

Nguyên nhân của nhiễm nấm vùng kín


Trong quá trình mẹ man thai, lượng lớn nội tiết tố estrogen được tiết ra từ bánh nhau tạo ra nhiều chất glycogen. Đây là môi trường có tính cid thuận lợi cho nấm phát triển.

Triệu chứng viên nhiễm nấm

Ra nhiều khí hư:

Thường thì khi âm đạo tiết ra các dịch mày trắng bám vào thành âm đạo sẽ không hôi nếu như không bị bội nhiễm, nhưng lại đi tiểu xót, gây ngứa hậu môn và vùng kín. Vì nấm phát triển rất nhanh và không dễ để điều trị nên khí hư càng nhiều và viêm nhiễm càng nặng.

Viêm nhiễm khác, khí hư có thể loãng hay đặc với nhiều màu sắc khác nhau như trắng, xám, vàng, nâu, hồng hoặc đỏ.

Ngứa vùng kín:

Khi bị nhiễm nấm thì ngứa vùng kín là triệu chứng mà mẹ hay gặp nhất, nó gây cho mẹ sự phiền toái, khó chịu.

Dù rất ngứa nhưng tuyệt đối mẹ không được gãi vì da ở vùng kín khá nhạy cảm và dễ bị thương tổn. Chính vì vậy mà khi gãi, không những triệu chứng ngứa này không hết mà còn lại gây ra nguy hiểm và tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan, tăng nguy cơ bội nhiễm.

Đau, tiểu rát:

Khi bị viêm nhiễm nấm, vùng kín sẽ bị tổn thương và gây ra sưng mô âm đạo và môi âm hộ khiến cho mỗi lần đi tiểu mẹ sẽ có cảm giác nhức âm đạo, rát và đau.

Viêm nhiễm nấm ảnh hưởng gì đến thai nhi

Thai nhi có thể sẽ không bị ảnh hưởng và vẫn sẽ phát triển bình thường nếu mẹ bị viêm nhiễm nhẹ. Nhưng nếu như mẹ không điều trị dứt điểm khi bệnh còn nhẹ, dẫn đến viêm nhiễm nặng thì có thể sinh non hoặc gây sẩy thai.

Chính vì thế mà mẹ cần chữa trị kịp thời khi viêm nhiễm vừa phát sinh. Nếu như tình trạng viên nhiễm đến lúc chuyển dạ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, thì em bé sẽ bị rất nhiều biến chứng. Biến chứng nhẹ thì bé sẽ bị đẹn ở miệng, gây đau bỏ bú. Còn nếu biến chứng nặng thì khi bé tiếp xúc trực tiếp hoặc nuốt nấm khi bé “chui” ra ngoài, sẽ khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, viêm phổi, nhiễm trùng đường ruột, viêm phế quản và thậm chí là gây tử vong ở trẻ

Cách phòng tránh và điều trị

Khi bị viêm nhiễm nấm mẹ cần đi khám phụ khoa ngay để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị.

Ngoài ra thì mẹ cũng cần chú ý giữ vệ sinh cho vùng kín khô, sạch.

Tránh không được thụt rửa sâu bên trong âm đạo để tránh làm cho viêm nhiễm nấm nặng hơn. Dùng dung dịch vệ sinh vệ sinh an toàn, thích hợp hàng ngày để vệ sinh vùng kín.

Khi đi vệ sinh luôn lau từ trước ra sau.

Mẹ cũng nên chú ý mặc quần lót thoáng nhẹ, chất liệu cotton nhất là khi tiết trời nóng ẩm. Tránh mặc quần bó sát, chất liệu nylon.

Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn Probiotic vì vậy, mẹ có thể ăn thêm sữa chua để áp ảo các bệnh viêm nhiễm của cơ thể.

Theo Bầu.vn

Leave a Reply

Or