Cách dạy con ngoan phát triển chỉ số EQ

EQ (chỉ số cảm xúc) là một chỉ số quan trọng đánh giá quá trình phát triển nhận thức và tâm lý của bé. Chỉ số EQ được hình thành và phụ thuộc rất nhiều bởi yếu tố giáo dục. Vì vậy, bố mẹ có thể tác động và góp phần nâng cao chỉ số EQ của bé thông qua việc dạy dỗ hằng ngày. Dưới đây là cách dạy con ngoan phát triển chỉ số EQ rất hiệu quả và cực kì đơn giản, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé yêu nhà mình nhé!

Giáo dục bé thông qua các cuộc nói chuyện trong ngày là cách dạy con ngoan phát triển chỉ số EQ hiệu quả nhất!

 1/ Dạy bé biết cảm nhận tình yêu thương từ mọi người.

Đây là cách dạy con ngoan phát triển chỉ số EQ rất hiệu quả. Việc cảm nhận được tình cảm của mọi người, và đồng thời đáp trả lại tình cảm ấy, sẽ giúp bé có đời sống tình cảm phong phú và tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ còn nên hướng bé đến các mối quan hệ cộng đồng, để giúp bé chủ động hơn trong cuộc sống, và hình thành tính cách hướng ngoại, cởi mở, thích giao tiếp và chia sẻ với mọi người. Theo một số nghiên cứu cho thấy, các bé có tính cách hướng ngoại, cởi mở thì thường thích nghi với môi trường mới nhanh hơn các bé hướng nội, ít nói và ngại giao tiếp với người lạ.

 2/ Động viên và cổ vũ bé

Đây là cách dạy con ngoan cảm nhận được việc làm của mình là có ích và cần được được duy trì thường xuyên. Tâm lý trẻ thơ thường rất non nớt, và có tác động rất tích cực trước những lời khen. Vì vậy, mẹ hãy dành cho bé những lời khen tặng khi bé có những lời nói hay, và hành vi ứng xử phù hợp. Còn đối với những cử chỉ hành động chưa tốt ở bé, mẹ không nên chỉ trích la mắng. Mà mẹ chỉ nên nhẹ nhàng phân tích khuyên can, và để bé tự nhận ra lỗi sau đó dần dần thay đổi hành vi sao cho thích hợp nhất.

 3/ Lắng nghe bé nói

Lắng nghe bé nói là cách tốt nhất giúp bố mẹ có thể hiểu được con cái, và thông qua đó có cách dạy con ngoan phù hợp. Việc này, cũng giúp bé giải đáp được các thắc mắc trong lòng, và có cái nhìn đúng đắn hơn về cách giao tiếp trong cuộc sống . Mẹ nên nghe bé nói về bạn bè, thầy cô, và thông qua đó biết được các mối quan hệ của bé ở trên trường. Nếu các mối quan hệ này tích cực, thì mẹ nên dạy con ngoan cách duy trì, bày tỏ tình cảm, cũng như chia sẻ nhiều hơn. Còn nếu nhận thấy có nhiều điều không tốt, mẹ nên tìm hiểu nguyên do và đưa ra những lời khuyên hữu ích để bé có những hành vi ứng xử phù hợp. Ngoài việc lắng nghe bé nói, mẹ còn nên giúp bé gọi tên cảm xúc và bộc lộ cảm xúc của mình. Mẹ nên chỉ có bé cách kiềm chế những cơn tức giận bực bội, và cách thể hiện niềm vui hạnh phúc một cách tích cực và hợp lý.

 4/ Giúp bé biết quan sát và gọi tên cảm xúc

Đây là cách dạy con ngoan biết quan sát thái độ, cảm xúc của mọi người xung quanh, và tìm ra nguyên nhân dẫn đến cảm xúc ấy. Việc này giúp bé có cách cư xử hợp lý, và tăng cường khả năng quan sát của mình. Đối với những cảm xúc có liên quan trực tiếp tới bé như: bà vui mừng khi bé học giỏi, chị giận dữ khi bé quấy phá, hay mẹ vui khi bé biết tự dọn dẹp đồ chơi, thì mẹ nên nói cho bé nghe. Để bé nhận thức được sự liên quan về mặc cảm xúc giữa các thành viên trong gia đình, và có thể tiếp tục thực hiện hay không thực hiện các hành vi nói trên. Đây cũng là cách dạy con ngoan biết điều chỉnh hành vi cảm xúc của mình trong các trường hợp cụ thể, một kỹ năng rất cần thiết cho cuộc sống của bé sau này.

 Chúc bé khỏe mẹ vui ^^

 Theo bsnhi

Leave a Reply

Or