Các mốc quan trọng phát triển ngôn ngữ của bé

Dù rằng mỗi trẻ có một tốc độ phát triển thể chất, tâm lý và các kỹ năng khác nhau thì vẫn có một mẫu số chung cho từng giai đoạn. Về mặt ngôn ngữ, trẻ kiệm lời hay thích nói phụ thuộc khá nhiều vào cách nuôi dạy và thói quen của từng gia đình. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm đúng mức trong giai đoạn đầu, bé có thể bị các bệnh về ngôn ngữ, lưỡi và làm bé khó hòa nhập khi đến tuổi đi học.

1. Các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ em

0-4 tháng: Trẻ bắt chước một số âm thanh nhất định và quan tâm tới giọng nói của những người xung quanh.
4-7 tháng: Trẻ có phản ứng với âm thanh và bập bẹ nói.
7 – 12 tháng: Trẻ biết kết hợp những âm tiết và nói được vài từ.
12 – 18 tháng: Vốn từ của trẻ phát triển rất nhanh, trẻ có thể nói nhiều từ cùng một lúc.
18 – 30 tháng: Trẻ có thể nói được những cụm từ, hoặc là nói thành câu dài.
Đến 18 tháng mà chưa nói được quá 15 chữ, rất có thể bé bị bệnh về ngôn ngữ hoặc thính giác, mẹ cần cho con đi khám bác sĩ ngay.
Bên cạnh đó, nếu ba mẹ hỗ trợ từ khi trẻ mới sinh thì bé sẽ phát triển ngôn ngữ tốt, vốn từ vựng phong phú và nếu có vấn đề gì cũng sẽ được phát hiện, điều trị kịp thời.

USA, California, Orange County, Father playing with baby boy (2-5 months)
USA, California, Orange County, Father playing with baby boy (2-5 months)

Sự phát triển ngôn ngữ của bé rất cần sự hỗ trợ lớn từ bố mẹ

2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ trong bụng mẹ

Trẻ sơ sinh không phải là không biết gì đâu mẹ ạ. Ngay từ lúc còn ở trong bụng mẹ hay mới sinh ra, trẻ đã bắt đầu giao tiếp với thế giới rồi, và giọng nói của mẹ chính là những thanh âm đầu tiên mà bé nghe được. Cả ngữ điệu của mẹ cũng được bé học hỏi như những bài học đầu đời đấy.

Trò chuyện với con từ khi còn ở trong bụng mẹ và trong những tháng đầu khi con chưa biết nói cũng là một cách phát triển ngôn ngữ cho con. Số lượng từ mà con thu thập được qua những lần “trò chuyện” cùng mẹ là rất lớn và vô cùng hữu ích đấy mẹ ạ.

Ngoài ra mẹ có thể đọc truyện cho con nghe. Hãy chọn những câu chuyện thiếu nhi dễ thương, thần tiên, và đừng quên “dọn giọng” để có giọng kể thật hay cho thiên thần nhỏ của mình.

little boy interacting with a baby
little boy interacting with a baby

Mẹ hãy thường xuyên kể chuyện cho con ngay từ trong bụng mẹ

3. Phát triển ngôn ngữ khi con mới biết nói

Khi trẻ biết nói, bố mẹ càng cần phải nói chuyện nhiều với con, nhìn vào mắt con và khi làm gì bố mẹ cũng nên thuyết minh hoặc tường thuật để con hiểu (dù chỉ là chút chút). Bên cạnh đó, bố mẹ cần cho con thêm một khoảng thời gian để được nói chuyện một mình nhé!

Để con tha hồ nói, còn bố mẹ chỉ đóng vai lắng nghe là một cách hình thành thói quen nói chuyện của con, giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Niềm vui khi nói chuyện cũng sẽ đem đến cho con những cảm xúc tích cực.


Khi trẻ biết nói, mẹ phải trò chuyện với con nhiều hơn

4. Phát triển ngôn ngữ cho bé từ 20-24 tháng

Đây là giai đoạn phát triển về ngôn ngữ mạnh nhất của trẻ con, vì thế, bố mẹ cần đầu tư thời gian và tập trung cho con nhiều nhất có thể nhé!

Ở giai đoạn này cả nhà tha hồ mà ríu rít vì hầu như tất cả các bé đều có thể trò chuyện được rồi, dù chưa rõ ràng.
Bố mẹ nhớ trò chuyện cùng con, đọc sách tranh cùng con, cho con xem tranh và đặt câu hỏi, gợi ý cho con trả lời và khen ngợi khi con nói đúng. Đặc biệt, bố mẹ nên tương tác bằng ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể với con nhiều, khuyến khích những nỗ lực của con.

Theo webtretho

Leave a Reply

Or