Các bệnh thường gặp ở thai phụ và cách khắc phục

Bên cạnh niềm vui khi được “làm mẹ” thì rất nhiều thai phụ cũng cảm thấy khó chịu vì một số bệnh thông thường xảy ra ở hầu hết các thai phụ như táo bón, ợ nóng, buồn nôn,…

1. Táo bón:

Các nghiên cứu cho thấy những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai là chính là nhân tố gây ra chứng táo bón cho các thai phụ. Mặt khác, cùng với sự phát triển của thai nhi, kích thước tử cung của người mẹ cũng tăng theo, gây chèn ép các cơ quan khác trong ổ bụng: ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung, ruột già bị ép lại cũng là nguyên nhân gây nên chứng táo bón. Mặt khác, khi mang thai các bà bầu phải bổ sung viên sắt để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng nhưng nó lại gây ra chứng táo bón.

Khắc phục: Thai phụ nên uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày, ăn đầy đủ các thực phẩm bổ sung chất xơ như  trái cây, rau củ, ngũ cốc, và tập thể dục thường xuyên. Uống nước táo hoặc ăn mận khô bởi những thứ này có thể hoạt động giống như thuốc nhuận tràng tự nhiên.

2. Ợ nóng:

Sự chuyển dịch của hormone là một trong những lí do mà chứng ợ nóng xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai. Đó là một cảm giác nóng rát trong lồng ngực ngay phía sau phần xương ức. Thông thường, chỉ là những cơn đau sau đó lan rộng lên cổ họng và để lại một lượng acid trong miệng. Triệu chứng ợ nóng xảy ra khi các vùng cơ dưới ở thực quản  và ở phía trên cùng của dạ dày cho phép một lượng dịch chảy xuống dạ dày rồi lại quay ngược lên thực quản. Đó chính là nguyên nhân gây ra cảm giác ợ nóng, buồn nôn, khó nuốt. Sự phát triển của em bé cũng là nguyên nhân của chứng ợ nóng. Nó đẩy các hơi nén trong ổ bụng lên trên và đồng thời nó cũng làm cho những thứ trong dạ dày đẩy trở lên làm tăng nguy cơ nhiễm chứng ợ nóng.

Bệnh thường gặp khi mang thai: Ở thai phụ và các cách khắc phục

Khắc phục: Ngâm gừng, uống nước pha với gừng hoặc uống nước đu đủ ép.

3. Buồn nôn:

Trong khi không ai thực sự biết những gì gây ra tình trạng ốm nghén, thì nó có thể là một kết quả của việc hormone tăng nhanh. Sự gia tăng nhạy cảm với mùi cũng là nguyên nhân. Một số thai phụ cũng bị buồn nôn sau khi uống vitamin trước khi sinh.

Bệnh thường gặp khi mang thai: Ở thai phụ và các cách khắc phục

Khắc phục: Một chuyển đổi đơn giản từ việc bổ sung vitamin vào buổi sáng qua ban đêm đôi khi có thể giải quyết vấn đề buồn nôn. Các biện pháp khắc phục hậu quả để trị chứng ợ nóng có thể là gừng và đu đủ. Nước dừa cũng là một giải pháp giúp đẩy lùi khó ở, buồn nôn. Việc mút nước đá có thể cũng làm giảm buồn nôn và thay thế những chất điện phân bị mất.

4.Tiêu chảy:

Trong khi một số phụ nữ “đấu tranh” với chứng táo bón trong suốt thời gian mang thai, thì những người khác có thể trải nghiệm ngược lại. Điều này có thể được gây ra bởi sự thay đổi chế độ ăn uống, hoặc như là kết quả của việc uống vitamin trước khi sinh.

Khắc phục: Những gợi ý này sẽ không làm tiêu chảy mất đi, nhưng sẽ giúp bạn qua được sự khó chịu. Uống nhiều nước để tránh mất nước, ăn thực phẩm có chất xơ. Do có đặc tính hút nước, chất xơ không hòa tan trương lên khi ở trong ruột, làm nở và mềm khối phân, kích thích thành ruột, tăng nhu động ruột khiến việc đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra, ăn sữa chua cũng nên được áp dụng , vi khuẩn probiotic của nó có thể hỗ trợ tiêu hóa.­­

5.Bệnh trĩ:

Bệnh trĩ là do mạch máu ở hậu môn sưng lên, thường xuất hiện như là một kết quả của sự căng thẳng do táo bón.

Khắc phục: Cố gắng giữ cho phân mềm là quan trọng, do đó hãy chắc chắn rằng bạn có đầy đủ chất xơ và nước trong chế độ ăn uống của bạn, ngưng ăn thực phẩm chế biến sẵn. Khoai tây chứa rất nhiều chất xơ, chất này có thể giúp ngăn ngừa cũng như điều trị các bệnh táo bón, bệnh trĩ. Việc ngâm nước ấm thường xoa dịu được cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên. Bạn có thể xả nước ấm trong bồn tắm vừa đủ ngập qua hậu môn rồi ngồi bó gối hay ngồi chồm hổm trong bồn cho đến khi hết đau.

6.Viêm âm đạo:

Do mức độ estrogen cao hơn trong thời kỳ mang thai, âm đạo của bạn sản xuất glycogen nhiều hơn, khiến nấm Candida sinh sôi, tạo ra một nơi sinh sản cho men.

Khắc phục: Ăn ít đường vì đường là thức ăn cho các loại nấm. Qua các thử nghiệm lâm sàng, các nhà dinh dưỡng học phát hiện sữa chua có thể ngăn ngừa viêm âm đạo. Tuy nhiên, các nhà dinh dưỡng cũng khuyên phụ nữ muốn ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo thì không nên ăn sữa chua hoa quả, vì nó chứa nhiều đường.

7.Rạn da:

Nguyên nhân bởi sự gia tăng estrogen, khiến làn da bị kéo căng gây cảm giác ngứa ngáy.

Khắc phục: Cách tốt nhất để bớt ngứa là thêm EFAs (axit béo cần thiết) vào chế độ ăn uống của bạn. EFAs có thể dưới hình thức các loại dầu cá, chế độ ăn nên có thêm dầu ôliu (chưa tinh luyện) và các thực phẩm giàu vitamin A (dầu gan cá, gan, rau quả, trứng…), vitamin D (cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa…), axit linoleic (cá mòi,…).

Kết luận: Ăn các loại thực phẩm có thể ngăn chặn hầu hết các bệnh xảy ra. Việc duy trì một chế độ ăn uống đa dạng để cung cấp dinh dưỡng, để phát triển một em bé và người mẹ mạnh mẽ và lành mạnh thông qua mang thai, sinh nở và hơn thế nữa là một việc vô cùng quan trọng.

Theo Marrybaby

Leave a Reply

Or